How I blog – 3 bước chính xác để tôi viết Blog cho bạn

“Em sẽ không bao giờ viết văn tốt” là câu tôi thuộc lòng năm cấp 2-3, khi tôi liệt Văn ,không được học sinh giỏi và làm bố mẹ phiền lòng.

Có lẽ giáo viên nói “đúng”. Tôi không giỏi “môn” Văn thật, vì thi Đại học tôi chỉ được 1,5 điểm Văn.

Tôi chỉ giỏi VIẾT VĂN. Tôi đo lường thế nào?

Sách E-book Chìa khóa thành công Đại học của tôi đã có hơn >12,000 người download đọc, >200 lời cám ơn sách dài ngoằn ngoặc và phần lớn đều kiểu như “anh viết rất cuốn hút”, “quyển sách xuất sắc”, “Em không thể thoát khỏi từng chữ của anh….”,…

Tôi giỏi VIẾT VĂN vì tôi rèn luyện từ “những tay viết giỏi nhất trên hành tinh” (BEST WRITER in the planet) như:

–          Tiểu thuyết gia: Neil Strauss và Paulo Coelho…

–          Nhà viết quảng cáo: David Olivy, Gary Halbert,..

–          Tác giả sách best-seller: Michael Gerber (The E-myth: Revisited), Robert Kiyosaki,…

Và tôi RÈN LUYỆN nhiều năm trong 38 quyển Journal của mình và cả trăm bài blog tôi đã viết (tính cả bài tôi đã xóa hoặc không public).

Bài blog này là chia sẻ “behind the scenes” của BÚT PHÁP tôi sử dụng để viết lách nói chung và viết blog nói riêng.

Tôi cũng sẽ bắt đầu rất ngắn gọn, TẠI SAO tôi viết blog (và bạn cũng nên bắt đầu viết)

Tôi rất mong nó hữu ích cho bạn, đặc biệt là những bạn yêu thích Content Marketing hoặc viết lách kinh doanh chuyên nghiệp. Hoặc ít nhất, bạn thuộc kiểu người thích giúp đỡ người khác (như tôi)

#TẠI SAO

Theo nghiên cứu 7 năm về tư duy học nhanh của tôi, từ những thiên tài vĩ đại đến các triệu phú công nghệ, các thiền sư và linh mục Cơ Đốc giáo, tôi càng ngày càng nhận ra 2 điều:

1.      VIẾT LÁCH (Writing) là một trong những cách ĐƠN GIẢN nhất để hiểu bản thân, bình an và hạnh phúc.

2.      VIẾT LÁCH (Writing) là một trong những cách NHANH nhất để HACK (phát triển nhanh) TƯ DUY. Nó phát triển tư duy cơ bản vì:

a)      Phát triển Critical thinking và Creative thinking: Khỏi bàn cãi, để viết, bạn phải tự phản biện (critical thinking) với những kiến thức và trải nghiệm bản thân để viết ra “chân lý”. Bạn phải suy nghĩ những nội dung mới (sáng tạo – creative) từ những gì bạn trải nghiệm.

b)      Liên kết-cân bằng: bạn đã biết, đặc tính quan trọng nhất của thiên tài là tính LIÊN KẾT, liên kết-kết hợp “2 não”, liên kết-kết hợp nghệ thuật (art) và khoa học (Science). Khi viết, bạn phải vừa sử dụng ngôn từ tính tế (art) và dùng lập luận chặt chẽ với đầy đủ dẫn chứng (science). Bạn phải phân tích lập luận và bố cục chặt chẽ (não trái) vừa tưởng tượng để viết những câu chuyện đầy cảm xúc cho người đọc (não phải). Bạn liên kết giữa các môn học (triết học, phản biện, toán học) với nhau. (Đọc thêm 7 BÍ QUYẾT ĐỂ THÔNG MINH NHƯ THIÊN TÀI)

c)      Imaginary Coaching: khi bạn viết, nghĩa là bạn đang chia sẻ, đang “dạy” cho chính bạn (quá khứ và hiện tại) và cho người khác (trong tưởng tượng). Khi bạn dạy cho người khác, theo công thức F.A.S.T và mô hình trí nhớ (viện giáo dục Mỹ), bạn vừa ứng dụng những gì mình học và dạy cho người khác nên bạn sẽ học rất nhanh. Bạn tự phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức sau đó khúc chiết ra. Đó cả là một nghệ thuật.

Và tất nhiên, khi bạn tư duy tốt, hiệu ứng DOMINO sẽ diễn ra: thầy cô CẦN bạn (khi đi học), người yêu “GHIỀN” bạn (thư tình của bạn quá ngọt ngào), bạn bè nể “thích” bạn (vì bạn thú vị và hiểu biết rộng), bố mẹ bạn khó giận bạn (bạn là đứa con hiếu thảo lẫn đầy thuyết phục), nhà tuyển dụng thèm khát và chủ động tìm bạn thay vì rải CV đến họ (khi tìm việc làm), khách hàng/nhân viên yêu quý bạn (trên hành trình trở thành NEW YOUNG),..

Đó là phép màu xảy ra với tôi khoảng 1 năm sau khi tôi chăm viết từ năm 1 Đại học. Bạn hãy xem các Journal cũ của tôi sẽ hiểu.

Đó là LÝ DO TẠI SAO bạn cần cải thiện viét lách (writing) từ HÔM NAY.

Viết Blog là một dạng viết lách. Và hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho bạn mọi bí quyết của tôi về BLOGGING

20/80 Writing

Viết Blog chưa bao giờ là điều dễ dàng, kể cả với tôi và những best-seller book.

Tuy nhiên, họ và tôi đều có những mô thức thành công trong viết lách.

Nếu các bạn đã biết nguyên lý tảng băng chìm thì bạn hiểu thế này:

20%: Kỹ thuật (Technique)

Kỹ thuật là tất cả những gì mà bạn được học về kỹ năng viết lách, về ngôn từ sử dụng, phải dùng tiêu đề hấp dẫn thế nào cho chuẩn.

Tóm lại là những cái gì mà người ta thường dạy cho bạn.

80%: INPUT

Những thứ thực sự trong bộ não của bạn. Chúng gồm những gì bạn thật sự có trong đầu. Đây là điều mà những người chia sẻ về content marketing ít nói cho bạn, hoặc nói không kỹ. Nhưng nó là cái tạo nên 80% thành công trong writing.

Nếu bạn chẳng biết gì, đầu vào (INPUT) của việc viết tệ thì không có cách nào chất lượng đaầu ra (output) là bài blog cho tốt được.

Tôi biết không ít nhiều người thích đi nhái lại bài của người khác (recycling) rồi sửa lại bài của mình. Họ đăng lên Facebook, họ chạy quảng cáo. Họ gọi nó là “viết content”.

Thật ra, chúng chỉ làm màu được với bọn con nít. Những bạn “có não”, chẳng hạn như bạn, đủ hiểu và đủ chọn lọc (selective) để biết được đâu là thông tin tốt.

Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn cả 2 phần này, bắt đầu với cái quan trọng hơn là INPUT

INPUT (80% thành công)

1. TƯ DUY (MINDSET)

Trong mọi thành công của bạn, tư duy là phần chìm của tảng băng, là cái sẽ đánh bật bất kỳ kỹ năng hay kiến thức nào. Tư duy VIẾT là cái cốt lõi trong INPUT

a. LÝ DO

Simon Sinek, TedTalk speaker nổi tiếng với câu: “Start with WHY”

Đúng vậy, trước khi làm việc gì, hãy hỏi: TẠI SAO?

Và cũng vì, Jim Rohn từng nói rằng: “Bigger WHY, easier HOW”. Nếu bạn, hay tôi, có lý do đủ lớn và rõ ràng về TẠI SAO TA VIẾT, cách thức VIẾT sẽ dễ hơn rất nhiều.

Vậy bạn có tự hỏi: tại sao TIM viết blog nhiều đến thế?

Nói đến đây thì tôi muốn kể bạn một câu chuyện:

Năm 2 Đại học, tôi đang trong giai đoạn phong độ đỉnh cao của học tập chuyên môn Dầu Khí. Tôi không chỉ giỏi về học thuật (academic), tôi rất giỏi Networking (Đọc thêm: 17 CHIẾN THUẬT NETWORKING Ở ĐẠI HỌC) để xây dựng những mối quan hệ trong ngành Dầu Khí.

Nhiều người hỏi là trí tuệ hay mối quan hệ sẽ dễ giúp có việc làm ngon hơn.

Tôi thì làm cả 2, và gần như là giỏi nhất về cả 2.

Trong thời gian đó, tôi có dịp quen anh Tiếp – phó phòng của 1 công ty Dầu Khí ở quận 1 (Tp.HCM), qua sự giới thiệu 2-3 trung gian của bố tôi.

Sau khi gặp mặt tại giờ làm của công ty, anh rủ tôi về chung cư của gia đình anh để tâm sự nhiều chuyện hơn.

Anh ấy từng hỏi tôi rằng: em ĐÂM MÊ điều gì?

Tôi buộc miệng trả lời: “em thì thích Dầu khí đó, nhưng em thấy em cũng thích chia sẻ giúp đỡ người khác nữa”.

“Vậy chắc em hợp làm thầy giáo rồi. Đi học lên tiếp rồi về Bách Khoa dạy đi”

“Không, em rất ghét làm thầy giáo” (lý do thì bạn hãy đọc các blog khác của TIM bạn sẽ dần hiểu).

Tuy nhiên, tôi ngày càng ngẫm ra: tôi đã thích chia sẻ giúp đỡ bạn bè tôi từ cấp 3. Tôi hay mời bạn bè về nhà học nhóm để dạy bài cho bạn. Từ năm 2, tôi đã thích chia sẻ với bạn bè về cách học tập. Dù chỉ có 5% những bạn nghe làm theo tôi thôi nhưng tôi vẫn thích chia sẻ.

Khi tôi ra trường, tôi càng ngẫm lại những trải nghiệm xảy ra và nhận ra: tôi đam mê chia sẻ cách học tập cho người khác cách tự do.

Bạn biết không. Tôi viết Blog là vì tôi thật sự muốn chia sẻ giúp đỡ bạn, những người đang đọc blog này của tôi. Tôi không thể găp từng người một, tâm sự đêm khuya như thời sinh viên được.

Tôi cũng không có thời gian, và cũng vì khoảng cách địa lý, tôi muốn viết blog để chia sẻ giúp đỡ bạn. Đó cũng là cái gì đó làm tôi hứng khởi, niềm vui để tranh thủ vài giờ mỗi ngày sau giờ làm việc

Và, hàng vạn bạn trẻ Việt như bạn đang đọc blog của tôi mỗi ngày.

Mỗi ngày, tôi đều nhận được những email, tin nhắn tâm sự những chia sẻ của tôi có giá trị với họ, giúp họ bứt phá trong việc học, thực tập và cả tình cảm. Đó là những ngọn lửa đốt lên sức mạnh để đánh từng câu chữ này của tôi.

Nếu không, bạn không thể nào viết nhiều và liên tục như vậy. Bạn biết mà, viết đôi lúc chán và khó chịu lắm.

Tóm lại, tôi thật sự muốn giúp đỡ bạn. Mục đích đó giúp tôi vượt qua những rào cản (writing stuck) trong khi viết.

b. CỤ THỂ

Tôi thừa biết có rất nhiều người chia sẻ này kia trên mạng xã hội, nhưng thật tế thì họ lại không làm đúng như vậy. Họ chia sẻ, họ viết blog rất chung chung (general) với tâm lý giấu giấu sợ người khác biết.

Tôi thật ngán ngẩm với kiểu lời khuyên như vậy. Tôi biết bạn cũng vậy.

Họ muốn khoe (show), chứ không muốn cho đi (give).

Khi tôi viết blog, vì lý do thật sự muốn GIÚP bạn (như trên), tôi muốn viết MỌI THỨ tôi có trong đầu cách CỤ THỂ. Tôi tin: cụ thể là sức mạnh. Cụ thể sẽ giúp bạn HIỂU, hành động và có kết quả.

Tôi băt đầu viết blog với những trăn trở của bạn, câu hỏi của bạn và khát khao của bạn. Tất nhiên, tôi rất cụ thể rằng: bạn – đối tượng đọc giả của tôi là ai để viết “đúng cái thị trường cần” (đọc thêm : 3 yếu tố chinh phục Job 1000USD/THÁNG ngay cả khi bạn chưa tốt nghiệp)

Tôi nghiên cứu (research) kỹ lưỡng những gì tôi nói để chia sẻ với bạn.

Tôi dùng ví dụ, case study, câu chuyện mẫu, các con số thống kê, phân tích,… chi tiết nhất (trong thời gian hạn hẹp của tôi) để share với bạn.

Tóm lại, vì lý do đủ lớn, tôi làm.

c. CHÂN THÀNH

Thế tại sao tôi muốn chia sẻ với bạn mọi thứ cụ thể?

Chiến lược ưu việt trong mọi việc của tôi là tập trung xây dựng TÀI SẢN, mà tài sản lớn nhất là các mối quan hệ LÂU DÀI.

Tôi tập trung xây dựng mối quan hệ với bạn, vì tôi biết nếu chúng ta quý nhau, mọi việc trên thế gian này sẽ đơn giản hơn rất rất nhiều.

Và theo tất cả những thầy giỏi nhất mà tôi từng học, họ đều có những bí quyết rất tương tự:

“The secret in living is giving” – Tony Robins

“Bí mật trong cuộc sống là gia tăng giá trị cho người khác” – Jay Abharam –

Con người nói chung, bạn và cả tôi, đều đã chán ngẩm các mối quan hệ ảo trên mạng xã hội. Chúng ta cần những mối quan hệ thật.

Sự chân thành.

Sự quan tâm thật sự

Vì chất lượng thật sự quan trọng hơn số lượng.

Đó cũng là lý do tôi rất ít post bài trên Facebook như trước mà tập trung viết blog chia sẻ hay email cho bạn thường xuyên (email cho các bạn đã download E-book). Tôi muốn tập trung để viết những chia sẻ chất lượng nhất, cụ thể và có nghiên cứu (Research) kỹ lưỡng.

Và cũng vì tôi xem bạn là bạn, tôi chia sẻ những tấm hình rất “củ chuối” và “quê mùa” của tôi trước đây. Tôi ngại nhung tôi vẫn chân thành chia sẻ với bạn.

Nói tóm lại, tôi xem/đối xử với bạn như những người bạn thật sự (HUMAN BEING).

Vì tôi biết, mối quan hệ giữa bạn và tôi là tài sản lớn nhất mà tôi có.

2. TRẢI NGHIỆM CHẤT LƯỢNG (QUALITY EXPERIENCE)

Có tư duy là tiên quyết, nhưng chưa đủ. Nếu bạn chân thành giúp đỡ chia sẻ cụ thể với người khác, nhưng bạn không có trải nghiệm THẬT thì cũng khá khó.

Tư duy thì bạn có thể học nhanh được, nhưng trải nghiệm là cái rất cần nhiều nhiều thời gian tính bằng năm. Đây chính là cái phân biệt những người viết hạng xoàng và “chuyên nghiệp”

Jim Rohn – Cha đẻ của phát triển bản thân (Đọc thêm: 7 CHIẾN LƯỢC của Jim Rohn – Cha đẻ của Personal Development) đã từng phát ngôn 2 điều:

“Ngôn từ của bạn có thể thay đổi cuộc sống ai đó”

“Để có những từ ngữ rung chuyển người khác, nhưng điều bạn nói phải là phần nổi của tảng băng so với những gì bạn trải nghiệm”

Nghĩa là: để chia sẻ tốt, ta phải thật sự trải nghiệm rất rất nhiều. Trải nghiệm 10, chia sẻ 1.

Và, đó phải là trải nghiệm CHẤT LƯỢNG. Quy tắc 20/80 luôn đúng.

Bạn có thể học hành, đi làm cả chục năm nhưng chưa chắc nó chất lượng. Bạn đi làm vài năm chưa chắc bạn giỏi bằng thằng đi làm vài tháng cùng ngành.

Mà chất lượng của trải nghiệm đến từ gì?

SUY NGẪM. Suy ngẫm những “thông tin” 20/80

“Cuộc sống không suy ngẫm thì không đáng sống” Socrates

Năm nhất Đại học, khi đọc được câu nói trên (và viết vào Journal như ảnh) tôi đã thật sự LÀM theo.

Nhừng gì tôi chia sẻ cho bạn, tôi đã thật sự trải qua và suy ngẫm “uốn lưỡi 7 lần” trước khi viết.

Và sau đây là 3 thứ làm tôi viết tốt cho bạn.

a. HỌC NHANH

Tôi phải sử dụng tư duy học nhanh để hấp thụ những thông tin tinh túy nhất.

Sau đó, tôi dùng phương pháp truy vấn Socrates để luôn nhìn 1 sự việc dưới nhiều góc nhìn/lăng kính/trải nghiệm khác nhau. (Đọc thêm URL: 2 mặt đối lập)

Tôi là đứa mọt sách từ nhỏ. Khi lớn, tôi chơi với nhiều loại người kể cả đâm thuê chém mướn. Tôi đã đọc hơn 100 quyển sách mọi thể loại từ văn chương như Tam Quốc Chí, Lịch sử-địa lý Châu Âu, kinh tế-marketing-kinh doanh đến sách về mối quan hệ hay sức khỏe. Tôi đọc cả nghiên cứu khoa học dạng paper (chẳng hạn Haravard Business Review). Tất nhiên, những gì tôi đọc, tôi học, đã được chọn lọc 20/80 rất kỹ lưỡng.

Tôi là người hướng nội, nhưng nhiều người bảo tôi rất hướng ngoại. Tôi viết nhật ký+thiền mỗi ngày (đọc thêm: 5 NGHI THỨC Hack năng lượng mỗi sáng) và có thể sống trong cảnh “chán chết” như vậy suốt cả vài tháng (Đọc thêm: Một ngày của tôi như thế nào). Bên cạnh đó, tôi có mối quan hệ bạn bè ở Việt Nam và 40+ quốc gia, nhờ “chăm chỉ” networking ở những nơi tôi đi “du học” (Đọc thêm: Tôi đã “du học” 23 quốc gia 0đ như thế nào?)

Tôi học rất học thuật nhưng tôi cá là 90% bạn đang đọc bài viết này sẽ không đi bán hàng đường phố giỏi bằng tôi. Tôi đã viết 2 bài báo nghiên cứu khoa học, 1 trong 2 bài tôi thuyết trình ở hội nghị khoa học Đại học. Tôi học bán hàng đường phố (chẳng hạn đi bán quần lót ngoài chợ) từ năm nhất Đại học (có dịp tôi sẽ kể cho bạn sau). Ngoài học vượt Thạc sĩ từ năm 2 (Tôi đã học THẠC SĨ khi còn năm 2 như thế nào), tôi đi học các khóa kiểu kiểu “làm giàu” ở nước ngoài (MMI ở Hà Lan hay UPW ở Singapore) và Việt Nam (Phạm Thành Long, Cơn Bão Triệu Phú,…). Tôi học các lớp chuyên nghiệp của các doanh nhân nghìn tỷ (như cựu chủ tịch của công ty bánh kẹo Kinh Đô) trong lớp CEO của cộng đồng Quản trị và khởi nghiệp.

Trong hình ảnh có thể có: 25 người, bao gồm Tài Anh, Tung Cuu, Khanh Tran, Tịnh Phương, Truong Quang Tuan, Yen Hoang Nguyen, To Thanh Tu, Vũ Đức Thịnh và Trang Ho, mọi người đang cười, trong nhà
Tôi và các bạn/anh chị cùng nhóm, của lớp CEO SG07, group Quản trị và Khởi Nghiệp

Again, tôi kể ra không phải để khoe nhưng là để bạn hiểu: tôi giàu trải nghiệm và trải nghiệm chất lượng.

Tôi hi sinh không xem Tivi và truyền hình từ nhỏ (Đọc thêm: NOT-TO-DO LIST để làm giàu thật sự các trải nghiệm ấy.

Và tôi phải rèn luyện tư duy học nhanh rất kỹ để có thể học nhiều (và đủ SÂU) trong thời gian ngắn.

Nhưng nó chưa phải là tất cả.

b. KẾT QUẢ

Nếu tôi chỉ học nhanh và chia sẻ, tôi là thằng nói khoát. Bạn thấy vậy không

Khi tôi học, tôi luôn chọn người the best để học.

Paulo Coelho (tác giả sách Nhà Giả Kim) nó rằng: “The world will change by your examples, not your opinions”

Bạn tưởng tượng, bạn có nghe quan điểm (opinions) của tôi không nếu tôi không có “ví dụ” (examples) về những KẾT QUẢ tôi ĐÃ làm được. Chẳng hạn bạn có tin tưởng những gì tôi nói không nếu tôi không:

–          “Du học” 23 quốc gia trước 23 tuổi

–          Săn 9 học bổng Đại học

–          Thu nhập đi làm 1000USD/tháng?

–          Tình yêu đẹp sinh viên (>3 năm)

–          … và nhiều thứ khác?

Chắc chắn KHÔNG.

Bạn rất thông minh.

Đọc giả mà tôi lựa chọn là những người “có não”. Đại diện đọc giả của Blog này là sinh viên học Quản trị kinh doanh trường Ngoại Thương, học Điện/Hóa/Cơ khí ở khoa Quốc tế (OISP) trường Bách Khoa hay học Y Dược/Kinh tế ở Harvard hay Đại học Y Dược.

Vậy nên, tôi chỉ dám nói cái tôi ĐÃ CÓ KẾT QUẢ.

Khi tôi đã làm được những gì tôi nói. Tôi TỰ TIN ví CHÍNH TRỰC. Bạn cảm nhận rất rõ chuyện đó.

Người thật việc thật thì bất bại.

Và đó là lý do vì sao blog của tôi thuyết phục được bạn, người “có não”

c. TRACKING

Nếu tôi thật sự muốn giúp bạn và cũng có kết quả, nhưng nếu tôi không có gì chứng minh thì sao?

Tôi là thằng giỏi nói dóc.

À, nhưng may mắn là tôi học được từ Vinci và Jim Rohn về việc tracking (ghi nhận lại)mọi thứ mình làm, thể hiện qua 2 điều:

–          Sổ nhật ký: tôi ghi chép mọi suy nghĩ, kế hoạch và tự nhận thức bản thân (self-reflection) của tôi trên giấy. Khi tôi viết blog này thì tôi sắp sang journal thứ 39 của mình (Đọc thêm: 5 quyển JOURNALs của TIM VŨ)

–          Tôi chụp ảnh và QUAY PHIM rất nhiều trong hành trình trải nghiệm của tôi khi đi du lịch, công việc và thậm chí đời sống hằng ngày. Tất nhiên, bạn rất ít thấy tôi post hình ảnh/video này kia của tôi lên facebook. Lý do? Facebook tôi dùng từ năm 18 tuổi và chỉ dùng để xây dựng thương hiệu cá nhân và video/ảnh là để tôi LƯU GIỮ di sản của mình, chớ không phải để “sống ảo”.

Vậy nên, khi tôi viết Blog (kể cả blog này), tôi có vô vàn hình ảnh để MINH HỌA (demonstrate) những gì tôi nói. Nếu tôi chưa có, tôi lật lại những Journal cũ (được đánh số-thống kê ngày tháng rất chi tiết) để lật lại và chụp nó cho bạn. Tôi viết rất sâu và chi tiết (in-depth blog)

NÓ cũng giúp tôi ÔN TẬP lại những TRẢI NGHIỆM CHẤT LƯỢNG tôi đã tích lũy, để rồi tôi viết cho bạn cách chân thành và “có não” nhất.

3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN (METHODOLOGY)

Bên cạnh các trải nghiệm chất lượng kia, tôi cần 1 thứ nữa: phương pháp luận

Bút pháp, phương pháp luận trong viết lách, là cách tôi sử dụng ngôn từ để diễn tả những gì TRONG ĐẦU thành những TỪ NGỮ thế này cho bạn.

Khả năng/kỹ năng biến những gì trong đầu ra chữ viết sao cho cách khoa học là một phương pháp luận.

Tôi đã rèn luyện nó đủ dài trước khi chính thức viết Blog, qua những điều sau.

a. ACADEMIC RESEARCH

Nếu bạn đọc blog của tôi, bạn sẽ cảm nhận có cái gì đó thuyết phục. Vì bạn là những bạn sinh viên giỏi giang, và tôi diễn tả mọi thứ khá học thuật (academic) cho bạn. Tôi học khoa học (science) bài bản, với nghiên cứu (research) và lập luận chặt chẽ để đưa thông tin cho bạn.

Tôi là con người của khoa học (bên cạnh việc dám đi bán hàng vỉa hè).

Tôi tôn trọng sự thật (facts) với các CON SỐ. Tôi viết kiểu có căn cứ khoa học (evidence-based)

Chẳng hạn, nói là viết văn hay thì phải nói là bao nhiêu người đã mua sách, đã đọc và feedbacks tốt. Không nói chung chung.

Đi làm giỏi thì hỏi là làm nhiêu tiền, mỗi tháng. Đừng nói là mới đi làm nên lương khởi điểm thấp. NO!

Xã hội (là tập hợp con người) nên nói chuyện bằng con số và KẾT QUẢ, là một thành tố quan trọng trong nghệ thuật thuyết phục (theo tâm lý học hành vi)

“Nói có sách, mách có chứng” là vậy.

Tôi rèn luyện nó trong gần 2 năm nghiên cứu khoa học đúng nghĩa với các giáo sư đầu ngành của Đại học Bách Khoa và Đại học nước ngoài (Adelaide, PoliTO,…)

Đúng, Academic research là một kỹ năng khó nuốt.

b. SƯ PHẠM

Học thuật (academic) đỉnh cao là học thuật đơn giản.

Đỉnh cao của Einstein là tìm ra thứ siêu việt bằng trí tưởng tượng “khùng khùng”, dùng mớ công thức hàn lâm để chứng minh, rồi đưa ra cho cả thế giới bằng công thức TỐI GIẢN (siêu đơn giản) là E=mc2

Tôi dám nói rằng hầu hết các giảng viên Đại học, kể cả tốt nghiệp trường sư phạm đều không giỏi kỹ năng sư phạm.

Sư phạm KHÔNG PHẢI là đưa ra mớ hàn lâm để chứng minh mình giỏi

Sư phạm là đơn giản hóa (SIMPLIFY) mọi thứ để ngươòi khác HIỂU, và quan trọng hơn là ÁP DỤNG.

Chứng minh mình giỏi bằng cách viết đơn giản cho người “có não”, họ đọc và hiểu sức mạnh của mình.

Tôi không giỏi sư phạm.

Nhưng tôi luôn cố gắng đơn giản hóa mọi điều cho bạn.

Và đó là KỸ NĂNG được rèn luyện trong quá trình 1,5 năm tôi làm trợ giảng Đại học (trẻ nhất Bách Khoa thời đó) của khoa Quốc tế (dạy bằng English). Và tôi trợ giảng cho người có não cựu hiệu trưởng trường #1 của ÚC về Dầu Khí.

Chưa hết, ông thầy này có 1 công ty riêng với thu nhập 5-10 triệu ĐÔ LA mỗi NĂM. Bạn không nghe nhầm đâu. 10 MillionUSD/YEAR. Khoa học có cái đỉnh cao của nó chớ không như MỘT SỐ bạn “Đa cấp” nghĩ. Họ chỉ giỏi quy kế một vài ông thầy lương bèo bọt (5-10 triệu VNĐ/tháng) của trường họ cho cả cái gọi là KHOA HỌC đẹp đẽ.

Tôi còn đi dạy Tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ năm 3 Đại học (giảng viên Anh Ngữ chính chớ không phải chỉ trợ giảng nhé), dạy thêm (Tutor) 3 môn khác ở Đại học để kiếm 200k/giờ (Đọc thêm: Làm sao để LÀM THÊM 200,000vnđ MỖI GIỜ từ năm 2 Đại học(cách có ĐẠO ĐỨC)). Nếu bạn thấy tôi ngoài đời, tôi rất giỏi CHƠI VỚI TRẺ CON vì tập nói chuyện ĐƠN GIẢN cho chúng hiểu

Tôi rất chịu khó rèn luyện kỹ năng SƯ PHẠM của mình

c. TÂM LÝ HỌC HÀNH VI

Để viết tốt, bạn phải có khả năng sư phạm, thể hiện việc THẤU HIỂU người viết.

Mà nói trắng ra, hiểu người khác là môn học về tâm lý. Cái tâm lý mà ta hay thấy hằng ngày nhất là tâm lý học hành vi (Behavioral Psychology)

Tôi muốn giúp đỡ bạn, nên tôi phải học cách hiểu bạn để viết CHO BẠN hiểu (sư phạm). Tôi rất rõ nhân khẩu học(demography) của bạn.

Tôi là người của khoa học, nên tôi đọc >10 sách tâm lý, kể cả quyển “khô” lẫn quyển thực tế (practical), để nói một cách có dẫn chứng (evidence-based).

Academic Research, kỹ năng sư phạm và tâm lý học hành vi là 3 nền tảng cho phương pháp luận viết lách tốt. Nó sẽ giúp truyền tải những điều tuyệt vời trong đầu bạn (INPUT) thành bài viết (OUTPUT) hay ho cho người khác.

Và dưới đây là quy trình 3 BƯỚC để tôi viết bất kỳ bài blog nào (kể cả bài này)

#TECHNIQUE: 3 bước viết blog của tôi

Step 1: Outline (5-20% thời gian)

Khi viết bài blog nào, tôi cũng đều có một khuôn mẫu (Framework) cho nó.

Giống như học nhanh bất kỳ điều gì, tôi luôn có khuôn mẫu HỌC NHANH 3C (đọc thêm: VŨ ĐỨC THỊNH – Cựu du học sinh châu Âu chia sẻ công thức HỌC NHANH 3C) vậy.

Tôi thường viết các ý tưởng viết lách trên Sitcker notes hoặc ứng dụng Google Notes. Sau đó tôi viết ra dàn ý tưởng (outline) trong Journal bằng Mindmap hoặc các hệ thống ghi chép checklist hay Bullet Points (Đọc thêm: Cách tôi TAKE NOTE Ted Talk và các khóa học ONLINE). Tôi brainstorm mọi thứ tôi có trong đầu.

Trong khi Brainstorm, tôi đặt tôi vào trạng thái SIÊU TẬP TRUNG bằng Block Time – Công thức quản lý thời gian của tỷ phú thiên tài Elon Musk. Tôi sẽ viết một lèo liền mạch vài giờ liên tục mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào.

Đây là 3 khuôn mẫu tôi dùng kết hợp khi viết outline cho bất kỳ blog nào:

1)      3C: Case study – Concepts – Cases study.

Khi tôi viết bài viết nào, tôi đều cố gắng viết dạng mở đầu bằng 1 ví dụ (case study) cho bạn dễ kết nối và liên tưởng đến concept tôi sắp trình bày, sau đó tôi trình bày ý chính (Concepts) và rồi chốt lại 1 case study để minh họa concepts đó.

3 Core concepts (Quy tắc tam trụ): khi tôi viết về topic nào, tôi luôn cố gắng xoay nó về 3 ý chính. Năm nhất, tôi ngẫm ra điều này và gọi nó là quy tắc tam trụ. Từ đó tới giờ, tôi luôn dùng quy tắc này để tóm tắt một cáigì đó mới học. Và khi tôi diễn tả quy tắc tam trụ, tôi thường dùng 3C = 3 circle, nghĩa là 3 cái vòng tròn để mô tả.

2)      Case study: Before – EVENT – After

Case study bản chất là 1 câu chuyện được cấu trúc phù hợp để bạn dễ hiểu và nắm bắt ý chính (core concepts).

Cấu trúc kể chuỵện (story-telling) tôi thường dùng là before – EVENT –after. Tôi bắt đầu câu chuyện bằng ai đó và vấn đề/hoàn cảnh của họ (BEFORE), sau đó tôi kể những việc (EVENT) đã xảy ra để sau đó họ có kết quả/diễn tiến gì (AFTER)

Cấu trúc này đơn giản, nhưng bạn thấy nó suốt trong gần như tất cả bài blog của tôi!

Hãy nhớ: đơn giản là hiệu quả.

3)      5W-1H, 5 Whys,…

5W-1H nghĩa là bạn đặt ra các câu hỏi What, where, when, who, why và how để diễn tả những gì bạn nói/viết. Chúng là các GỢI Ý hay để bạn tuôn trào ý tưởng

5Why nghĩa là bạn dùng 5 câu hỏi để đào sâu vấn đề để người đọc dễ hiểu nhất.

Ảnh dưới đây là outline tôi viết Blog này, dùng framework 3C (a) ở trên

Tôi viết Outline trước ra Journal, sau khi takes note lung tung trên Sticker notes trước đó

Step 2: Writing (30-60%)

Tôi đánh máy Outilne ra trên Word, từ ĐẦU MỤC (heading) lớn nhất tới nhỏ nhất.

Sau quá trình viết sườn bài (outline) là lúc viết chính thức.

Tôi hay viết blog bằng cách gõ chữ trên máy tính. Tôi gõ các đầu mục (Heading) lớn tới nhỏ, tổng quát tới chi tiết

Bí quyết để viết tốt là: viết NHANH.

Bạn hãy đánh máy/viết ra mọi thứ trong đầu bạn CÀNG NHANH CÀNG TỐT mà không muốn sửa lại.

Hiệu chính (sửa) là việc làm sau. Khi viết, bạn KHÔNG cần sự hoàn hảo (đọc thêm URL: Lean startup) mà cần SỐ LƯỢNG hơn chất lượng.

Điều này rất khó chịu nhưng giúp bạn đẩy dòng chảy suy nghĩ (Thinking Flow) ra trên giấy/file Word nhanh hơn mà không bị tắt ý tưởng. Bạn tập trung cao độ và lặn thật sâu trong dòng suy tư của mình (Immersed writing)

Đây là bí mật của tất cả cây bút xuất sắc nhất trên thế giới.

Nhờ học gõ nhanh từ cấp 2 với tốc độ 70 từ/phút, tôi khá lợi điểm về chuyện này.

Tóm lại là bạn viết ra thật nhanh mọi thứ trong đầu, để rồi sau đó hiệu chỉnh nó lại với nhiều đợt/vòng viết sau

Đây là một ví dụ của bài blog khác (Đọc thêm URL: 7 bí mật HACK EQ)

Tôi tạo ra sườn bài (outline), sau đó đánh máy ra mọi ideas tôi có được, khá lộn xộn. Ban đầu tôi nghĩ là 5 “bí mật” nhưng sau thành 7. That’s OK!

Step 3: Refine (20-30% thời gian)

Sau quá trình viết là quá trình hiệu chỉnh chi tiết (Refine). Lúc này, tôi xem lại tất cả ý tưởng và con chữ mà tôi vừa “lặn viết” (immsersed writing) để:

  • Cắt bỏ 20% tệ nhất
  • Viết sâu thêm nữa những nội dung 20% hay nhất bằng những ví dụ minh họa đơn giản và đa dạng.
  • Nghiên cứu (research) các thông tin đi kèm, từ hình ảnh hay số liệu thống kê để bổ trợ cho những gì tôi viết (evidence-based). Tôi ưu tiên các nội dung bằng Tiếng Anh cho chính thống và từ các trường Đại học uy tín như Harvard, Stanford, etc
  • Chỉnh sửa ngôn từ sử dụng (wording) và các lỗi chính tả đi kèm.

Cuối cùng, tôi xem lại bố cục bài viết đã mạch lạc hay chưa, để viết thêm các TỪ NỐI giữa các đoạn, nối các đoạn với nhau để người đọc đọc đoạn sau thì ôn lại đoạn đầu.

Tôi cũng liên kết blog đang viết với các blog liên quan khác, để bạn có thể lặn thật sâu để hiểu những tư duy của tôi. Chẳng hạn: TÔI ĐÃ SĂN 9 HỌC BỔNG NHƯ THẾ NÀO?, và Công thức làm BÀI THI điểm A+

Tóm lại, tôi chỉnh chu từng tác phẩm (work) của mình.

KẾT LUẬN

“Practice makes perfect”.

Tôi đồng ý.

Ai mả chả biết.

Nhưng “CHỌN LỰA thì QUAN TRỌNG hơn nỗ lực”.

Nếu bạn không biết con đường tối ưu, bạn tự mò mẫm con đường riêng mà lỡ không đúng bạn sẽ nỗ lực hoài mà không viết hay được.

Bạn chán nản và tưởng mình không có khiếu viết. Bạn dần tin vào cô giáo dạy Văn kia

Nhưng tôi KHÔNG vậy.

Tôi tin tôi là một thiên tài từ thuở trong lòng mẹ (đọc E-book của tôi để hiểu rõ).

VÀ, tôi CHỌN LỰA mô phỏng (modeling) những bút pháp đã được chứng minh hiệu quả nhất.

Tôi rất chịu khó, nhưng CHỌN LỰA đi đường tắt, chọn học và LÀM cái tinh túy 20/80 nhất.

SAU ĐÓ, tôi chịu khó (rèn luyện). Và quan trọng hơn, là tư duy VÌ NGƯỜI ĐỌC.

Chẳng hạn, bạn có biết rằng, bài viết này dài 5484 từ nhưng đã tốn mất 2 ngày của tôi không? 2 ngày, khoảng tổng cộng 9 giờ chỉ để “rặn” ra 5484 từ thôi đấy. Tôi phải miên man nghĩ về những gì tôi chia sẻ cho bạn. (CỤ THỂ: Thời gian phân bố là 1 giờ-6 giờ-2 giờ tương ứng với Bước 1-2-3 ở trên).

Cái gì quan trọng thì tôi tập trung. Tôi tập trung mối quan hệ của tôi và bạn.

Quan trọng nhất, tôi tâm niệm một điều: tôi muốn giúp đỡ người khác bằng cách chân thành chia sẻ tường tận chi tiết, và cho họ hiểu rõ nên tôi phải làm tốt hết sức có thể chuyện ấy. Tôi không đưa những thứ tệ (bullshit) vào mặt bạn.

Tôi chỉ muốn đưa the best cho bạn, người bạn của tôi.

Vì tôi quý bạn.

Chúc bạn bắt đầu rèn luyện viết blog từ hôm nay, và mau hack thành công skill này nhé!

TIM VŨ <3

P/s: bạn hãy chia sẻ bài viết tâm huyết này của TIM đến bạn bè yêu viết lách của bạn nghen 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *