Ghi chép THÔNG MINH
Làm sao để bạn có thể học nhớ bài ngay tại lớp? Làm sao để bạn Take note hiệu quả để dễ dàng review (ôn lại) hiệu quả và nhanh chóng? Làm sao để take note sách chuyên ngành/các khóa học Online trên nền tảng MOOC Course cho hiệu quả?
Cách bạn ghi chép ảnh hưởng cách bạn HỌC/Tư duy và LƯU TRỮ thông tin trong não
Về cơ bản: não (hệ thống liên kết Neuron thần kinh) lưu trữ thông tin giống như hệ thống NHỮNG thành phố trong một quốc gia. Ở đó, các thông tin (một hộ gia đình) liên kết với nhau bởi hệ thống đường xá trong cùng một thành phố (ngành học), và thậm chí là đường cao tốc kết nối các thành phố lại với nhau (đa ngành)
Hãy cũng nhau khám phá cách ghi chép của TIM nhé
1. Flow-based notes
Phương pháp tôi hay dùng là Flow-based Notes. Tôi dùng nó cho cả đi học ở trường, ghi chú khi đi làm, học nội dung ở ngoài hay tự vấn bản thân (Đọc thêm: Truy vấn Socrates)
Tôi vẫn ưa dùng ghi chép bằng tay hơn là đánh máy/app ghi chú trên điện thoại (Vd: Google Keep). Theo các nhà khoa học, dùng tay giúp tập trung và kích thích sự sáng tạo hơn
Đây là các bước tôi thường dùng để ghi chép. Đôi khi, thứ tự các bước được thay đổi cho linh hoạt đôi chút tùy hoàn cảnh.
Title
Trước khi nghe giảng bài ở giảng đường, hay ghi chú các khóa học/video bài học, tôi luôn ghi chú tiêu đề (Title), ngày tháng (Date) và các nội dung/từ khóa chính của bài học đó. Tôi thường dùng viết ĐỎ để ghi to nó lên ở giữa trang Journal.
Điều này giúp tôi tìm kiếm nội dung ghi chú trong Journal cách hiệu quả, kèm ngày tháng.
Nếu tôi biết trước mục lục những nội dung sẽ học/đọc trong phiên đó, tôi sẽ viết các Bullet Point to ra từ đầu.
Nếu môn học/video này có slide đi cùng, tôi IN ra để SKIM (Đọc lướt) qua 1 vòng và KHOANH TRÒN các thông tin (KEYWORDS/Diagram/hình ảnh) quan trọng
*Nếu đó là nội dung cực kỳ quan trọng, tôi sẽ dùng 1 cái Bookmark màu để ghim trang đó lại
FREE-style
Free-style nghĩa là ghi CHỦ ĐỘNG theo CÁCH HIỂU của mình. Nếu nội dung nào đã có trong Slide/sách, thì chỉ viết các NGUYÊN LÝ/công thức chính kèm các LƯU Ý.
Sử dụng các từ khóa và chữ viết tắt. Ghi chú từ khóa chính bằng Tiếng Anh sẽ giúp viết tắt tốt hơn.
Lỗi phổ biến là mình hay ghi chú CHẬM, vì quá ngăn nắp và cầu toàn NGAY TỪ ĐẦU.
Mindmap không tối ưu vì chúng ta dễ TRÌ HOÃN và CẦU TOÀN để những hình ảnh (trên 1 tờ a4 giấy TRẮNG)
Quy tắc là: Không sợ DƠ và KHÔNG cần ghi ngăn nắp theo các dòng kẻ của Journal
Tính hệ thống sẽ được thể hiện SAU khi ghi xong. Tập trung vào việc ghi chép NHANH trước để theo kịp bài học.
Học nhanh là để tiếp thu bài nhanh chứ không phải làm Journal thật hoành tráng cho người khác xem.
Và, mỗi lần tôi đến lớp, tôi không muốn bỏ lỡ những thông tin hữu ích về ai đó, về khoa/trường lớp của mình. Tôi tranh thủ ghi chép lại hết luôn.
Ví dụ: Một thầy khoa tôi đang kể về Giáo sư Peter mà tôi (sau đó) đã xin làm trợ giảng. Ông ấy quá xuất sắc! Journal sau đây giúp bạn dễ hiểu hơn
ICON NICHE
“Picture are thousands of words”
Ngôn ngữ não bộ của bạn ưu tiên “VIDEO” > hình ảnh > chữ viết
Hình ảnh là NGÔN NGỮ GIAO TIẾP ưa thích của bộ não. Icon là hình ảnh tối giản giúp vẽ nhanh nhất, giúp ta ghim kiến thức vào đầu nhanh.
Theo Leonardo de Vinci, đây là bước quan trọng nhất, vì nó kết hợp 2 não bộ (Đọc thêm: Thiên tài). Nó kích thích sự SÁNG TẠO, tạo NHIỀU liên kết thần kinh, kích thích tạo liên kết NHANH hơn và SÂU hơn
Cách luyện tập để vẽ ICON tốt (Symbolism and semiotics)
- Bắt chước (như các trang Journal của Tim)
- Google. Ví dụ: search “icon desk” để biết cách vẽ icon của cái bàn học (Desk)
LINK – FLOW
Các ý tưởng/nội dung ở đây liên hệ với nhau thế nào?
Trong và đặc biệt là sau khi ghi chép, hãy HỆ THỐNG hóa các nội dung bằng:
– Bullet points và Đánh số
– Màu sắc
– Dấu mũi tên (FLOW), gạch chân, gạch ngang/ngoặc đơn bên lề
Tôi dùng quy tắc 3 màu, với tần suất giảm dần như sau:
- Viết chì 2B là tôi dùng liên tục nhất, chiếm 80% thời gian viết.
- Viết mực xanh giúp tôi gạch chân và vẽ FLOW, ghi các tiêu đề, đánh số thứ tự, cũng như take note các ý trong Slides (được in ra)
- Viết mực đỏ giúp tôi KHOANH TRÒN các KEYWORDS/lưu ý quan trọng nhất (*Thi thoảng: tôi vẫn dụng bút highlight màu xanh)
Bonus: Hãy TƯỞNG TƯỢNG cách các NGUYÊN LÝ vận hành thế nào trong thực tế để ghép nối chúng lại với nhau!
Lớp đất đá trầm tích nhìn ở mặt cắt NGANG. Màu xanh là tích tụ dầu khí. Những khái niệm dầu khí rất hàn lâm tôi không muốn hiểu nghĩa (và đôi khi không muốn hiểu Tiếng Việt của nó). Tôi muốn hiểu bằng HÌNH ẢNH và Tiếng Anh luôn. Để khi tôi dạy học chuyên ngành Dầu Khí, tôi nói lưu loát bằng chính Tiếng Anh
Lúc viết Journal để tự vấn (Socrates), tôi cũng viết ra một mạch các câu hỏi (và câu trả lời), sau đó vẽ các FLOW ra để KẾT HỢP/liên kết các ý lại xem có ra ý tưởng mới gì không
{{Ảnh Journal}}
*Tôi cũng thường xuyên KẾT HỢP dùng giấy Sticker Note màu sắc để take note những Ý TƯỞNG và CHECKLIST những việc cần làm. Tôi có thể dán Sticker note vào Journal với nội dung phù hợp
Thùng rác phòng học/làm việc của tôi sau 1 tháng thì đầy sticker notes!
Recall
Nói nôm na là bạn nên ôn lại (review) những gì đã ghi chép trước khi não bộ mình quên tuốt kiến thức.
Việc ôn bài ĐÚNG LÚC chiếm rất ÍT thời gian nhưng lại TỐI ĐA hóa GPA của bạn vì nó vận dụng phương pháp ôn tập cách giãn (Spaced Repetition)
Ôn bài đúng lúc góp phần đưa kiến thức từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn
Ảnh: Biểu đồ quên trí nhớ của nhà tâm lý học Ebbinghaus
Ôn bài đúng lúc là sau khi học: 15 phút, 24 giờ, 1 tuần. Bạn có thể dùng Flash Card để học, áp dụng hiệu quả với các thông tin rời rạc (như Academic Vocabulary của Ielts)
Bạn cũng có thể ôn tập bằng cách xem lại ghi chú/slide hoặc ở dạng thức hình dung/nhớ lại. Chẳng hạn, trên đường đi học về, tôi hay hình dung lại những gì vừa học (cột mốc: 15 phút). Tối đó hoặc sáng hôm sau tôi ôn bài lần nữa (cột mốc: 24 giờ).
Khi ôn bài, tôi luôn Dùng Bút xanh và đỏ KHOANH NỘI DUNG quan trọng và BỔ SUNG Ý TƯỞNG.
COMPRESSION
Bước cuối là bước rất quan trọng, giúp ta hệ thống lại nội dung quan trọng trong não và lưu trữ chúng (như sắp xếp lại các quyển sách trong ngăn kệ của thư viện)
niệm/vấn đề, bạn hãy TÓM TẮT nó ở nhiều thể loại khác nhau, với nhiều “kích cỡ” khác nhau: sơ đồ dạng chuỗi (Flow-based), Mindmap, Diagraming và/hoặc Checklist.
Trong tháp học tập Bloom, TÓM TẮT là cấp độ số 5 trong 6 cấp độ của kỹ năng tư duy bậc cao (High Order Thinking Skills).
Ví dụ, tóm tắt toàn bộ chuỗi cung ứng của công ty ABC trong 1 slide PowerPoint?
Tóm tắt bí kíp chơi Bida, hay Liên Minh, hay bơi lội trong 1 trang A4/1 trang Journal? Hay bí kíp học nhanh trên một sticker notes?
Hoặc, thậm chí, bạn dùng một vài chữ cái viết tắt để tóm tắt luôn cả thảy (Encoding). Các công thức FAST hay HỌC NHANH 3C là những ví dụ
Tôi ghi chú về kỹ năng viết lách trong 1 sticker note
Ví dụ khác: Tóm tắt 1 quyển sách Tâm lý học dày 600 trang trong 1 trang Journal?
Chẳng hạn, cái 20/80 của các ngành khoa học xã hội như báo chí, nhân sự, văn hóa là tâm lý học. Tâm lý học là một môn rất “khoai”. Tuy nhiên, nhờ bị ép phải TÓM TẮT cả quyển sách “Tư duy nhanh và chậm” dày 613 trang trong 1 trang Journal, tôi có thể giải thích lại phần lớn các khái niệm hàn lâm trong sách cho một người không biết gì hiểu.
[ẢNH JOURNAL]Sau khi ứng dụng phương pháp ĐỌC NHANH với sách xong, Tôi vẽ ra cái Flow, cái NGUYÊN LÝ LÕI của tâm lý con người là LƯỜI SUY NGHĨ, nên sinh ra là hành xử rất PHI LÝ TRÍ (mà cứ tưởng lý trí) và suy ra 10+ hệ quả chính, cũng chính là luận điểm chính của sách.
DIAGRAMING
Diagraming là kỹ thuật cao cấp của ICON Niche.
Diagraming là những Framework để lưu trữ/tóm tắt thông tin.
Nó NÉN ÉP nội dung ở 1 cái tầm rất ư là TỐI GIẢN
Nó thường dùng các mô hình tâm trí (Mental models) để tóm tắt nội dung. Vậy nên, đọc sách đa lĩnh vực là một cách để rèn luyện tư duy tổng hợp thông tin (và cách ghi chép). Người đọc sâu hiểu rộng giúp họ học nhanh cái mới là vậy.
Có 3 nhóm Diagrams chính mình hay dùng, trong mỗi nhóm có vài loại Diagram nhỏ nữa.
Concepts
LIÊN KẾT
GỐC-CÀNH
Ma trận 2×2
Quy tắc tam trụ
Vẽ BẢN ĐỒ
Vẽ Layout, model
Chart
Biểu đồ
Visual thinking? à “Feeling”
-àAnalytics thinking
Flow
Process/steps/cycles
Ví dụ: PETROLEUM
Khi tôi tự học Dầu Khí trên các khóa học Online, tôi ghi chép chúng bằng các sơ đồ cho dễ hiểu, dùng các chữ viết tắt và các mũi tên để thể hiện TÍNH LIÊN KẾT. Tất nhiên, tôi học bằng Tiếng Anh để hiểu rõ nghĩa nhất chứ dịch sang Tiếng Việt thì nghĩa bị sai nhiều.
HỆ THỐNG HÓA kiến thức bằng cách vẽ ra XÂU CHUỖI toàn bộ theo vòng đời của mỏ dầu. Thể hiện sự LIÊN KẾT giữa các giai đoạn với nhau. Áp dụng thêm kinh tế Dầu khí như Tối ưu hóa thể tích Dầu, Risk Management,.. Tôi tự học vượt khi mới đầu năm 2.
SoP (Standard of Procedures):
KẾT LUẬN
Hãy Ghi chép (HỌC) theo CẤU TRÚC (Elon Musk)
Bạn luôn cần ghi chép có tính HỆ THỐNG những nội dung học với nhau. Dùng những mũi tên để nối các ý
Bạn có thể sử dụng Sơ đồ tư duy (Mindmap), Sketchnotes, viết CHECKLIST hoặc vẽ hình xương cá để TỔNG HỢP những nội dung bạn học. Hãy thể hiện những CẤP ĐỘ nội dung học bằng các đầu mục (Bullet Points) và màu bút.
Các ý phải LIÊN KẾT chặt chẽ với nhau, và có tính TỔNG QUÁT đến CHI TIẾT (mô phỏng cấu trúc neuron não bộ)
Ví dụ: Các bài blog của tôi đều có hệ thống mục lục và luôn liên kết tới các bài blog liên quan khác là vậy.
Những nội dung được liên kết với nhau thì bạn HIỂU SÂU và DỄ NHỚ hơn rất nhiều. Liên kết là nguyên tắc quan trọng nhất trong 7 nguyên tắc của các thiên tài mà
P/s: Hãy đặt câu hỏi cho bài viết này và Tim sẽ trả lời sớm nghen!
E chào a Tim ạ. E xin chia sẻ câu chuyện của e, e 2k5 ạ, so vs bạn đồng trang lứa, các bạn đã vào năm nhất hết r, e thì hết năm 11 gặp bệnh về tâm thần, nên phải hoãn việc học lại 2 năm, năm sau e tiếp tục lớp 12 vs mấy e 2k7. Sau khi nghe câu chuyện a hack đh, e ngưỡng mộ lắm ạ, quay lại vs câu chuyện của e, thì năm sau phải chịu thi vs đề và phương thức thi mới, cộng vs tương lai xa là đh, đi làm, e băn khoăn lắm ạ, e ko bik có cách rút ngắn việc học lại để bằng bạn bằng bè ko😓. E rất vui vì bik dc anh và cách suy nghĩ thiên tài.
E tên Cương, gmail: tai2khoan3ao31@gmail.com
Phần chia sẻ cách ghi chép thông tin, kiến thức được học của anh rất hữu ích
nhưng vấn đề nằm ở chỗ là áp dụng cách ghi chép đó như nào ạ?
thực sự em khá bối rối ạ
Mong được anh phản hồi sớm ạ
e hỏi cụ thể hơn dc ko?hỏi vậy a ko bik trả lời sao hết @@
e có thể hỏi cụ thể hơn dc ko? e muốn a demo hay là sao? e hỏi cụ thể thì a có thể trả lời dc nè
Anh ơi demo được thì càng tuyệt vời í ạ
Từ trước đến giờ em cũng đã tìm hiểu và thử qua nhiều kiểu ghi chép nhưng mà em thật sự vẫn chưa ưng được kiểu nào hết, đặc biệt là mindmap ạ. Em không hiểu sao mọi người dùng mindmap thấy ok mà em lại thấy mindmap rất rối đặc biệt là loại mindmap có chủ đề ở giữa và tỏa thành nhiều nhánh đồng cấp. Em đã từng áp dụng mindmap để tổng hợp phân tích mấy bài văn đợt vừa rồi em ôn thi THPTQG, nhưng mà em cảm giác mỗi lần đọc lại cái mindmap là 1 lần em học lại từ đầu, phần là vì mindmap kiểu đó không có theo thứ tự cái xuất hiện trước cái xuất hiện sau, phần là vì em lại phải phiên lại tất cả những gì em vừa viết ấy ạ
Trong bài anh có đề cập đến rất nhiều loại diagram (loại chính và loại phân nhỏ), em cũng tò mò không biết là các loại diagram ấy sẽ trông như thế nào lắm ạ!
Với cả trong bài anh có đề cập đến việc sử dụng bút xanh và đỏ khi ôn lại kiến thức, đoạn này em cũng chưa hình dung rõ lắm là sẽ sử dụng 2 loại màu bút này cụ thể như thế nào để tối ưu khi ôn bài nhất ạ, nếu được anh có thể ví dụ một trường hợp ôn bài được không ạ?
Bên cạnh đó, bài viết anh cũng có đề cập đến phương pháp spaced repetition, không biết là ngoài các mốc 15′, 24h và 1 tuần, mình còn cần phải chú ý thêm khoảng cách thời gian nào nữa không ạ. Nếu có công thức để mình tính được được thì càng tuyệt vời vì trước đó em cũng xem nhiều video của nhiều người chia sẻ về phương pháp này nhưng mà mọi người chỉ cho mỗi 1 cái đồ thị cho biết cần ôn lại kiến thức lúc nào rồi bảo người xem tự đọc tự hiểu rồi tự biết áp dụng cho các mốc thời gian xa hơn như ôn thi chẳng hạn, nhưng mà em đọc em không có hiểu ạ huhu.
Em xin chân thành cảm ơn anh!
câu hỏi của e bao trùm khá nhiều, chắc a phải làm vài video mới trả lời dc hết quá :))))
e xem các video GPA, journal và ôn thi của a thì sẽ trả lời cho e thêm dc 1 phần nào nghen.
có thời gian a sẽ làm thêm video sau
thân mến,
Tim
Em chào anh Tim.
Anh TIm cho em hỏi anh Tim có đọc cuốn sách hay nghiên cứu nào về tư duy ngôn ngữ không ạ? Em là sinh viên ngành ngôn ngữ trung, đang dự định thi lấy hy, trước đó em đam mê tiếng anh và đã có IELTS cách đây không lâu. Trong quá trình học ngôn ngữ em nhận ra các hệ thống ngôn ngữ mới mình tiếp nhận đều nhờ vào cách tư duy ngôn ngữ mà việc học tiếng có trở nên dễ dàng hay không. Nhưng em chưa thật sự hiểu rõ về việc này và cách áp dụng để tìm ra 20/80 trong việc thông thạo một ngôn ngữ mới. Rất mong anh chia sẻ ạ
Chào anh Tim,
Sau khi đọc bài viết của anh em thật sự thấy phấn khích và vui mừng hiết đâu lại tìm được cách ghi chép hiệu quả hơn cho ngành học của mình, em học Xã hội học ạ, được biết với ngành này chuyên về học thuật rất là nhiều, vì vậy em có thắc mắc cần anh Tim giải đáp cũng như giúp đỡ ạ. Trong quá trình học thì thầy cô chiếu toàn là chữ, đôi khi lại ghi lại nguyên văn của một câu nói quan trọng thì em phải sử dụng mindmap như thế nào cho hiệu quả để tóm đc tất cả ý một cách dễ hiểu hơn ạ? Và học như thế nào để dễ dễ hiểu sâu vào nó vậy? Rất mong được anh chia sẻ để em có thể hiểu rõ hơn về ngành cũng như dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.