Một trong những vũ khí bí mật của tôi là NOT-TO-DO LIST (danh sách những việc CẤM làm).
Theo ngôn ngữ của tôi, danh sách NOT-TO-DO thì quan trọng hơn là danh sách TO-DO. Vì sao? Tất cả chúng ta thường biết việc mình nên làm chứ ít khi nhận thức, và quan trọng hơn là nhận ra những việc KHÔNG ĐƯỢC LÀM.
Danh sách việc NOT-TO-DO làm giúp tôi làm việc hiệu quả hơn nhiều so với danh sách TO-DO. Cái mình xác định KHÔNG làm sẽ giúp mình xác định và TẬP TRUNG vào những việc nên làm.
Bài viết này là ứng dụng thực dụng của nguyên lý 20/80
Làm sao để tập trung vào cái 20% quan trọng tạo ra 80% kết quả? Đơn giản là bạn CẮT BỎ 80% kia đi. NOT-TO-DO list là vậy.
Thay vì hỏi làm sao để TẬP thói quen TỐT. Thì CẮT BỎ thói quen xấu đi.
Dưới đây là 9 thói quen PHỔ BIẾN mang đến hầu hết căng thẳng cho các bạn trẻ, dù là tài năng nhất.
1/Mang điện thoại 24/7
Có nhiều người khi không thể cầm điện thoại được, dù là khi họ ăn cơm và vào WC, họ không thể chịu được. Nó giống như họ không thể sống nếu không có cái điện thoại di động bên mình.
Tác hại: Đối với sức khỏe của bạn, sóng điện thoại đã được chứng minh là ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tư duy, tăng khả năng các bệnh liên quan đến cột sống (updating..)
Đặc biệt, đối với đàn ông, việc bỏ điện thoại vào túi quần liên tục sẽ làm giảm đáng kế lượng tinh trùng, lượng hoocmon testotesron. Mà bạn biết, đây là các hoocmon gia tăng sự tự tin của bạn với người khác (kể cả bạn khác giới), khả năng làm việc tập trung của bạn
Xem thêm Video sức khỏe
Nói tóm lại, bạn nên càng ít dùng điện thoại càng tốt. Mình đã nhiều lần để chế độ điện thoại ở chế độ Airplane 24/07 NHIỀU NGÀY LIÊN TỤC và thấy rằng mình tự do hơn bao giờ hết, mọi công việc vẫn vận hành tốt. Việc không có điện thoại sẽ gây rắc rối chỉ là tạm thời, rất rất ngắn.
Quan trọng là thói quen dùng điện thoại của bạn.
Donald Trump không dùng điện thoại gần như 100%
Bạn cũng nên như vậy.
Không biết thì học
2/ Wifi/4G 24/7
Rất tương tự điều số 1. Trong trường hợp chúng ta không tắt điện thoại hoàn toàn được thì ít ra ta có thể tắt sóng Wifi/4G.
Tôi không thể tin được khi còn đi học, lúc đi xe bus, nhiều bạn nam ngồi sát bên tôi để thông báo điện thoại kêu ing ỏi liên tục từ lúc lên xe bus đến lúc xuống xe bus.
Tôi thấy họ thật bận rộn.
Nhưng té ra chỉ là thông báo của Grab, Youtube, Facebook, Now food,…
Những bạn như vậy, thậm chí khi đi ngủ, họ để ngay đầu giường để mong chờ những thông báo tới như vậy. Họ bị nghiên được thông báo để check thông tin MỚI.
Hãy bắt đầu cai nghiện bằng cách tắt đi các thông báo của toàn bộ ứng dụng (ảnh bên dưới)
Và có gắng, ra quy tắc cho chính mình: chỉ mở 4G hay Wifi chỉ khi có việc thật sự cần, chẳng hạn như kiểm tra email tại thời điểm hợp lý.
3/Check facebook/Youtube liên tục
Chuyện mà cả xã hội, đi đâu cũng thấy cúi đầu xuống dúi 2 mắt long lanh vào cái điện thoại thì tôi xin phép không nói sâu thêm ở đây. Tôi nói đến cái vấn đề sâu hơn một chút là tại sao.
Khi đi sang Indonesia, tôi dùng ứng dụng mạng xã hội LINE (khá phổ biến ở các quốc gia này). Sau khi đi về, tôi xóa luôn.
Tôi đã xóa app Zalo từ năm 3 Đại học. Tôi xóa What’s app khi tôi đi du học bên Ý về. Tất cả đều có thể liên lạc với tôi qua email hoặc Facebook Messenger, tại sao lại đẻ ra một mớ app kia?
Ít hơn là nhiều hơn. Thậm chí, tôi cũng không cài app Facebook trên điện thoại. Tôi cũng xóa gần như mọi app nếu tôi không dùng nó HÀNG TUẦN. Cái gì quá tính thường xuyên hàng tuần tôi xóa ngay.
Vì sao tôi cực đoan thế nhỉ? Có phải vì tôi sợ tốn dung lượng iPhone 7S của tôi?
Không, tôi tiết kiệm dung lượng Ram của não tôi, để “CÓ NÃO” cho những việc thật sự quan trọng. Ram của não chính là attention currency.
Bản chất não của bạn cần được duy trì bởi sự chú ý (attention). Đây là một dạng tiền tệ (Currency) mới để quản lý thời gian của bạn thay cho thời gian thuần túy.
Nếu bạn tìm hiểu sâu về các nguyên lý thị giác, chẳng hạn tầm nhìn ngoại vi của bạn (Đọc thêm: Khoa học của đọc nhanh) bạn sẽ nhận ra rằng: khi lướt Facebook, bạn không chỉ nhìn vào Newsfeed. Bạn thật sự “nhìn” nhiều thứ hơn bạn nghĩ.
Là một người tư vấn Marketing cho các doanh nghiệp, tôi cá với bạn rằng: các quảng cáo Facebook ở cột bên phải (right-hand), họ chẳng muốn bạn nhìn trực tiếp. Sở dĩ, khi bạn nhìn vào Newsfeed, đôi mắt của bạn đã “đọc” thông tin ở 2 cột vào rồi. Nghĩa là, bạn đã thật sự tiêu thụ thông tin quảng cáo mặc dù bạn không nhận thức được.
Thời mới có tôi, Bố tôi làm nghề quay phim để nuôi tôi và 2 anh chị tôi. Khi bố tôi được đi học ngắn hạn ở PHáp, khi đi về, bố tôi nói với tôi một điều: ngành quảng cáo thật kinh khủng.
Bạn có biết thông số Frames per second (fps) của máy ảnh không. Có lẽ trong điện thoại của bạn cũng có. Đó là con số thể hiện số bức ảnh (frame) xuất hiện liên tục trong một GIÂY để tạo ra ảnh động. Bộ phim là tập hợp những hình ảnh nhanh như vậy, nhưng nhờ vào “tính năng lưu ảnh” của mắt, bạn nghĩ là phim đang chuyển động liên tục nhưng thật chất là không.
Bố tôi dạy tôi rằng: trong ngành quảng cáo Châu Âu, nhiều hãng quảng cáo chỉ quảng cáo 1 frame ảnh như vậy thay vì vài giây.
Là sao?
Thay vì quảng cáo truyền hình (TVC) vài GIÂY như bột giặt Omo, cà phê tan G-8,… để tốn hàng TRIỆU USD cho quảng cáo, họ chỉ CHÈN MỘT FRAME QUẢNG CÁO.
Một Frame thường là NGẮN HƠN 24 LÂN so với một GIÂY.
Nhưng họ vẫn chèn vào. Ủa chi vậy? Mình có kịp thấy đâu. Lãng phí quá!
Ồ, bạn không thấy, nhưng đôi mặt của bạn đã “thấy” và bỏ vào đầu. Để rồi sau khi chạy quảng cáo vài frame đó vài năm, họ ra quảng cáo vài giây để bán hàng, khả năng bạn mua đã tăng cao lên.
Họ đã tính toán rất chi li về hiệu quả đầu tư (ROI) của quảng cáo. Bạn yên tâm là họ thông minh hơn bạn (và tôi) về tâm lý học hành vi con người và các nguyên lý thị giác.
Facebook, YOutube hay các ứng dụng mạng xã hội chỉ là cái ăn theo quảng cáo truyền hình cách đây cả VÀI THẬP KỶ thôi.
Nói tới đây thôi thì bạn sẽ hiểu tại sao tôi KHÔNG XEM TRUYỀN HÌNH từ năm 18 tuổi. Không phải tôi không thích, nhưng tôi NÓI KHÔNG với những cái làm hại não tôi.
Đặc biệt là 2 thời khắc “linh thiêng” của một ngày: sáng mới ngủ dậy và tối ngay trước khi đi ngủ.
Bạn cũng có thể như vậy. NO RISK
App hiệu suất hay nhất này sẽ giúp bạn cắt bớt Social Media trên máy tính
4/Check email thường xuyên
Cái gì? Kiêng cả Email luôn cơ à.
À không. Tôi chỉ muốn khuyên bạn sử dụng email cách hạn chế. Bạn yên tâm là tôi làm việc nhiều trên email hơn bạn. Tôi luôn yêu cầu người khác làm việc ưu tiên email hơn là messenger facebook, hơn là gọi điện thoại. (tôi kiêng điện thoại nhiều hơn, xem lại mục 1/)
Tuy nhiên, Email cũng khá tương tự với check facebook và các ứng dụng. Chỉ là ở một mức độ ít nghiêm trọng hơn.
Tôi đã làm 1 thí nghiệm. Tôi đo thời gian tôi sử dụng bằng phần mềm Rescue Time (https://www.rescuetime.com/) về thời gian sử dụng Email
Nếu tôi check email 10 lần/ngày, mỗi lần tôi dùng email 4 phút. Tổng cộng 40 phút.
Nếu tôi check đúng 1 lần/ngày, tôi chỉ dùng khoảng 12 phút.
Đây là kỹ thuật Batching thời gian trong công thức MOBILITY TIME tôi sử dụng
Tôi tiết kiệm được gần 30 phút/ngày. Nếu bạn là người trân trọng thời gian để đọc sách, dành thời gian cho gia đình,… thì bạn thấy đây không phải là con số nhỏ.
Mà tôi lại chẳng rủi ro gì cả. mọi thông tin học bổng, kết quả phỏng vấn, phản hồi proposal về event của câu lạc bộ.. tôi đều không bị trễ thông tin gì.
Sợ lỡ mất thông tin (Fear of missing out – FOMO) là một trong những tâm lý phổ biến của con người.
Hãy google để tìm hiểu thêm nếu cần. Để rồi, bạn chẳng muốn dùng Email nhiều nữa.
Hãy ấn định thời gian check email chỉ 1-2 lần mỗi ngày. Tôi hay check email vào cuối buổi sáng (11am30) và cuối giờ chiều (5pm30), mỗi lần khoảng 5-10 phút.
(Đọc thêm: Một ngày của tôi ra sao?)
5/ Họp khẩn cấp
Ở cấp độ cao hơn, nếu bạn đã đi làm, bạn sẽ thường xuyên gặp những trường hợp họp KHẨN CẤP.
“Khẩn cấp là liều thuốc độc”, trích sách “Khác biệt để bứt phá” mà tôi rất tâm đắc
(xem thêm: các sách 20/80 bạn nên đọc )
Lý do mà cuộc gọi, Facebook, Email thông báo trên điện thoại sẽ làm “hại não” bạn vì nó khẩn cấp.
Khẩn cấp ăn não của bạn. Nó là việc hiệu suất. Hãy lên lịch cho các cuộc họp. Và tất nhiên là hãy đúng giờ.
Và bản chất họp hành trong công ty hay câu lạc bộ cũng là việc nên hạn chế. Khi đi làm, tôi đã dùng nhiều chiêu để “trốn học”, tôi thu nhận thông tin tổng kết từ đồng nghiệp. Tôi tiết kiệm hàng tá giờ mỗi tuần để làm nhiều việc quan trọng hơn, gia tăng giá trị hơn cho công ty. Đây là cách tôi tăng thu nhập.
Hãy tin tôi, việc họp không quan trọng như bạn nghĩ.
Đây là những việc trong góc Ma trận thứ 3 (Eisenhower) mà Tim có nói trong ngày thứ 3 của E-learning
6/ Bạn bè tiêu cực
Cái này bạn đã biết nhưng bạn chưa dám làm thôi.
Tôi chỉ note ra ở đây, để bạn quyết liệt hành động. Vì bạn bè tiêu cực của bạn giống như cái điện thoại, nhét đầy “thông tin” mà bạn không muốn nhét. Bạn nghĩ bạn “bỏ ngoài tai”, nhưng giống như mắt, nó đã chui vào trong cả tiềm thức của bạn rồi.
Theo những quyển sách như Attractor Factor, Law of Attraction, những thứ bạn nghe nhiều thì sẽ thành hiện thực.
Ko phải cái gì tâm linh đâu, bộ lọc của suy nghĩ thôi. Ban học về tâm lý học hành vi là hiểu.
Hãy chọn lọc bạn bè thật hợp lý. Họ tội nghiệp thật nhưng đừng vì vậy mà làm người khác thấy “tội nghiệp” cho bạn khi bạn cũng tiêu cực, và… thất bại…
Và một chút quyết liệt. Không ai nắm giữ tuổi trẻ của bạn giùm bạn cả.
7/ Game, phim bộ và ngôn tình
Cái này thì tiêu cực còn hơn 6 cái trước cộng lại.
Tất cả chỉ là trò đùa của người khác đặt ra để lấy tiền từ bạn
Tôi tạm thời không xét đến 3 yếu tố trên là tốt hay xấu về mặt đạo đức, tôi chỉ xét đến yếu tố THỜI GIAN và NÃO của bạn.
Game thì bạn đã hiểu. Ngôn tình thì tôi nói luôn nếu bạn đọc ngôn tình thì khả năng bạn thất tình sẽ rất cao (tôi xin phép tạm không phân tích ở đây nhiều vì đụng chạm nhiều tác giả viết ngôn tình)
Phim bộ: phim kiếm hiệp nhiều tập, phim Hàn nhiều tập, phim hoạt hình bộ. Xem 1 lần không xấu, nhưng bạn không biết sức mạnh của GAMIFICATION họ đã tạo ra đâu.
GAMIFICATION nghĩa là GAME HÓA, nghĩa là ứng dụng khả năng gây nghiện từ các trò chơi điện tử vào một việc gì đó để ta nghiện mà không hay biết.
Tôi từng là đứa rất nghiện chơi game online như Boom, Audition, Dota (warcraft),… nên tôi hiểu cảm giác nghiện nó thế nào.
Công cụ đắc lực của Gamification là số tập, số level, nâng cấp, upgrade, xoay số may mắn,…
Bạn nghĩ bạn xem 1 tập thôi. Chơi 1 ván thôi. Đọc một chương ngôn tình thôi.
Nhưng bạn không cưỡng lại được.
Vì nó được thiết kế ra để ăn cắp não của bạn. Attention Currency của bạn bị trôi mà bạn không hay biết…
Hãy loại bỏ trước khi quá muộn.
8/ Nhậu – Thuốc lá và Cà Phê
“Em không biết nhậu thì sau này khó đi làm lắm, huống chi là kinh doanh”
Những người giàu kinh nghiệm đã bảo tôi như thế.
Tôi chỉ nghe lời mẹ yêu của tôi: Không gái gú, bia rượu, thuốc lá.
Văn hóa Việt? KHÔNG! Đó là văn hóa của những người Việt dễ dãi với sức khỏe của họ khi còn trẻ và rất hối hận khi ở tuổi trung niên vì một mớ bệnh.
Họ hi sinh sức khỏe. Rồi họ vẫn hi sinh.
Bạn cũng không cần thiết phải thế.
Hãy thẳng thừng từ chối cuộc nhậu với bạn Đại học. Tôi chưa bao giờ ngồi uống quá 1 lon bia với bạn Đại học khi lên Sài Gòn (trừ uống với bạn rất thân và uống ở nhà ở quê của tôi). Tôi chẳng có vấn đề gì khi networking cả, vì người có não họ rất giữ sức khỏe giống tôi (Đọc thêm : Networking)
Khi tôi đi làm, tôi cũng không uống. Nó có giảm doanh số bán hàng một chút, nhưng tôi vẫn không uống là không uống. Vì tăng thêm 1-2 triệu thu nhập mỗi tháng mà đổi lại sức khỏe, cái body 6 múi của mình là không được haha.
Tôi cũng không ăn đồ vỉa hè. Tôi là sinh viên, tôi cũng tiết kiệm. Nhưng tôi về nhà ăn cơm tôi nấu, hoặc ăn trứng ốp la chớ không thể ăn chân gà nướng ngoài quán ốc tào lao được. Chỉ nghĩ khả năng cao là chân gà đó là từ thời 1980 được ủ đông tới giờ và nhập khẩu từ Trung Quốc sang thì tôi đã muốn nôn ọe.
Tôi mách cho bạn, cảm giác muốn nôn ọe là tôi luyện tập để tôi làm chủ được cảm xúc của mình. Tôi học từ môn NLP. (Xem thêm: Reframing-NLP)
P/s: Tôi còn kiêng cả cà phê trong 4 năm Đại học để nâng cao CHẤT LƯỢNG giấc ngủ của tôi
9/ Làm việc nhiều hơn để giải quyết vấn đề
Bạn có đang làm nhiều việc quá? Stress? Over-whelming (quá tải)? Burn-out (kiệt sức)?
Đó là chuyện bình thường.
Nếu bạn không có trường hợp đó, bạn có lẽ chưa thật sự nỗ lực vì tương lai của mình.
Tuy nhiên, cách bạn xử lý vấn đề mới nói lên level thông thái của bạn.
Khi có nhiều việc, đừng cố gắng làm nhiều hơn để giải quyết.
Hãy cố gắng tư duy 20/80. Ít hơn là nhiều hơn.
Hãy cẩn thận với “Bận rộn ảo, Nỗ lực ảo”
hãy tư duy Domino. “Việc gì làm để những việc khác dễ đi hoặc thậm chí không cần thiết nữa???” Hãy tự truy vấn bằng phương pháp Socrates liên tục.
Hãy viết Journal.
Hãy tư duy bằng công thức HỌC NHANH 3C.
Hãy học cách suy nghĩ về tính ƯU TIÊN (Priority). Đừng làm nhiều quá sức.
Và bạn sẽ tự do hơn, “thu” và “thụ” nhiều hơn
KẾT LUẬN
9 thói quen trên là tôi đúc kết từ bản thân đời sống của mình. Nó có thể không đúng với bạn.
Ở thời điểm này.
Nhưng nó sẽ đúng, nếu bạn thật sự học đủ sâu về tâm lý học hành vi (Behavioral Psychology) và tự nhận thức được bản thân đủ tốt.
Chúc bạn từng bước thoát khỏi 9 thói quen tệ này, để dần tự do hơn.
Chúc bạn tự do, vì đó là bước đầu tiên dẫn đến hạnh phúc thật sự của tuổi trẻ.
TIM VŨ
P/s: Hãy nhớ, chỉ nên tập trung CẮT BỎ 1-2 thói quen trong cùng 1 thời điểm thôi.
Tại sao ư? Đọc thêm Blog này: Hệ thống THÓI QUEN (Tâm lý học hành vi)
Em đang dính cái 1, 2 và 7, còn lại thì có thể sau này sẽ dính nếu không để ý :).
Đáng tiếc là đến bây giờ em mới biết đến anh và những chia sẻ vô giá trên blog này…
Nhưng vui vì bây giờ cũng đã biết…
Hi vọng anh sẽ góp phần thay đổi xã hội này, giúp Việt Nam phát triển vượt bậc.
(Và mong anh cũng đừng quên quan tâm đến môi trường tự nhiên nữa nhé)
Chúc anh có nhiều sức khỏe và phát triển hệ thống kênh youtube, podcast và blog này để có nhiều người được biết hơn nữa nhé!
Cảm ơn anh rất nhiều!
a cám ơn Thành. Mong những chia sẻ của anh thật thật hữu ích với em và các bạn!
Cảm ơn a Thịnh về những chia sẽ hết sức chuẩn và khoa học vậy ạ, Chúc a mãi strong để truyền động lực cho giới Gen Z tụi em nói riêng và những bạn trẻ ngoài xã hội nói chung ạ. Have a good dayy, brother!