Tôi biết rất nhiều bạn học sinh giỏi 12 năm liền, khi vào Đại học thì tạch môn liên tục. Thậm chí, tôi biết một sinh viên Bách Khoa rớt môn Giải tích 1, thậm chí là học sinh giỏi Toán cấp Quốc Gia.
Bạn có đồng ý, viêc học giỏi một môn thì không đồng nghĩa với việc đạt điểm cao môn đó không? Nếu bạn đã học cách học chuyên môn ở Đại học, bạn cần phải rèn luyện kỹ năng làm bài điểm cao. Tôi khá may mắn vì biết vài tuyệt chiêu để học ít điểm cao.
Ở Đại học Bách Khoa, tôi thưởng chỉ đến lớp 2-3 buổi trong 15 buổi của mỗi học kỳ, thế mà điểm số của tôi thường 8.0/10 (ảnh bên dưới). Nhiều môn tôi chỉ đi học 1,5 buổi, nghĩa là nửa buổi đầu và 1 buổi cuối, tôi áp dụng cách ôn thi trong blog này để được điểm tổng kết 9,5/10.
Khi sang Châu Âu, tôi áp dụng phương pháp tương tự, tôi đi lòng vòng 17 quốc gia Châu Âu (Đọc thêm: Tôi đã “du học” 23 quốc gia 0đ như thế nào?) và khi về vẫn được điểm khá cao, trong khi thằng bạn người Pháp của tôi lại rớt môn :)))
Tôi sẽ chia sẻ với bạn tất tần tật trong bài blog này để bạn có thể mô phỏng cách tôi hack điểm nghen.
Dù bạn học kỹ thuật, kinh tế hay xã hội, đề thi luôn có 3 dạng câu hỏi chính: viết luận, tính toán và trắc nghiệm. Tôi sẽ cùng bạn mổ xẻ CHIẾN THUẬT để ÔN THI ĐIỂM CAO từng dạng câu hỏi/đề thi nhé:
1/ Câu hỏi viết luận
Viết theo ý người chấm bài
Thi viết luận là trò chơi tâm lý kể cả phía chúng ta và phía người chấm bài
Mục đích làm bài là được điểm cao chứ không phải thỏa mãn cái tôi bản thân (Ego) hay phản biện. Để được điểm cao thì điều tiên quyết là mình phải học và làm bài thi theo tư duy CUNG-CẦU, nghĩa là luôn làm bài thi ý của người chấm bài mong đợi chứ không phải viết theo ý thích của mình. Thậm chí có những cái ta cho là đúng nhưng thầy cô không thích thì cũng không nên viết vào. Việc ta học hay phản biến thế nào thì là chuyện của trên lớp hay ở nhà, không phải lúc làm bài kiểm tra.
Nếu bạn muốn học về tư duy phản biện (Critical thinking), hãy đọc blog: Tự học Critical Thinking bằng phương pháp truy vấn Socrates
Vậy làm sao “biết chỗ nào mà gãi”?
Hãy lắng nghe và đặt câu hỏi. Hãy mong đợi về bài làm kiểm tra của sinh viên từ cấu trúc trình bày, nội dung, thuật ngữ quan trọng hay cách đưa ra ví dụ. Cố gắng ghi chép như cách bạn được học trong chương trước, từ việc sử dụng Icon đến viết từ khóa (keywords). Hãy sử dụng linh hoạt 3 màu bút và bullet points để đánh dấu những phần quan trọng theo mức độ quan trọng mà thầy cô nhấn mạnh (đọc thêm: Cách tôi TAKE NOTE Ted Talk và các khóa học ONLINE)
Sở dĩ buổi đầu tiên và 2 buổi cuối cùng là quan trọng vì đây là những buổi thầy cô có nhiều dặn dò, có những lưu ý được nhấn đi nhấn lại, là manh mối quan trọng để thấu hiểu nhu cầu của họ. Bài thi có chứa những từ ngữ mà họ yêu thích dùng sẽ làm họ có yêu thích với bài làm, tăng khả năng họ cho điểm cao hơn. Chính họ cũng không nhận thức được điều điều này vì đây là diễn biến tâm lý ở mặt tiềm thức.
Câu hỏi viết luận xuất hiện nhiều hơn ở các môn học kinh tế-xã hội. Trong hầu hết các bài kiểm tra, luôn tồn tại 2 cấp độ câu hỏi viết luận:
Học thuộc đơn thuần (Facts and figure)
Khi học bài những môn kiểu này, chúng ta cố gắng sử dụng Mindmap và các nguyên tắc trí nhớ để ghi nhớ. (Đọc thêm: Từ khóa quan trọng nhất của TRÍ NHỚ)
Cách thầy cô chấm điểm dạng này thì dễ hiểu, rất giống với cách chấm bài ở trung học phổ thông.
Phân tích/xử lý tình huống (Situation-based)
Dạng bài này cần khả năng phân tích tổng hợp từ các nguyên lý (concepts) đã được học.
Tiêu chí chấm bài rất đa dạng với mỗi môn học, ngành học và thầy cô. Bạn cần nắm bắt bằng cách xem những bài kiểm tra mẫu hay bài làm mẫu của những anh chị khóa trước.
Ở dạng câu hỏi này, cách chấm bài khá tương tự như bài thi Writing task 2 của Ielts. Để ăn điểm bài thi này thì đúc kết lại ở một chỗ là:
Trả lời câu hỏi TẠI SAO và luôn đi kèm với với dẫn chứng (evidence/concepts) vững vàng. Hãy luôn lên dàn bài (outline) để trả lời câu hỏi TRƯỚC KHI chính thức nhảy vào làm
Chiến thuật làm bài thi:
– Đọc qua tất cả các câu hỏi, xác định câu hỏi dễ và khó.
– Nhận định chính xác câu hỏi thuộc chuyên đề nào, loại câu hỏi nào trong MIndmap bài tập khi ôn thi
– Viết ra checklist hoặc Mindmap các bước giải chi tiết của mỗi dạng đề, ấn định thời lượng làm bài của mỗi câu hỏi
– Ấn định thứ tự làm các câu hỏi: luôn theo quy tắc ROI: câu hỏi ngắn và ăn nhiều điểm thì làm trước, câu hỏi dài và ít điểm thì làm sau.
– Làm từng bài và kiểm tra lại ngay sau khi làm.
– Kiểm tra tổng
– (optional) Kiểm tra đáp án với các bạn trong lớp!
Tôi có một người em bạn tên Tr., vì đã đi làm từ năm nhất Đại học với thu nhập >12 triệu/tháng nên chỉ đến lớp môn Lý thuyết quan hệ quốc tế 2 buổi trong cả học kỳ. Tuy nhiên, nhờ áp dụng phương pháp này mà GPA 8.2/10, xấp xỉ so với các bạn cùng lớp đi học không vắng buổi nào và học bài cuối kỳ chăm chỉ.
Tôi đã nghiên cứu công thức rất kỹ dựa trên nghiên cứu não bộ chung của con người (chứ không phải hợp với A mà không hợp với B).
Bạn chỉ cần áp dụng thì kết quả sẽ tốt thôi.
2/ Câu hỏi tính toán
Thầy mentor của tôi trước đây tốt nghiệp huy chương vàng khóa của thầy1. Thầy bảo tôi: “Để điểm cao ở Đại học, cơ bản là làm nhiều bài tập”. Tôi đã áp dụng, đúc kết được 2 kỹ năng nhỏ để có thể làm các câu hỏi tính toán điểm cao:
Modeling (chép giải)
Lý do bạn “tạch” các kỳ thi quan trọng của bạn rất nhảm: LÀM SAI “NHẢM”. bạn biết cách làm dạng bài, nhưng do NHẦM LẪN hoặc tính toán sai. Tóm lại là bạn làm bài tập CHƯA CHÍNH XÁC.
Thật sự làm bài tập chính xác cũng là một dạng kỹ năng nhỏ cần luyện tập. Quy tắc luôn là chính xác trước, tốc độ sau.
Từ lúc nhỏ, tôi đã không nghe lời thầy cô để học cách chứng minh các công thưc toán học. Tôi thấy đấy là những việc rất tốn thời gian. Thế là tôi quyết định “học vẹt”. Thay vì đi chứng minh công thức, tôi luôn rèn luyện các dạng bài tập thêm nữa để đảm bảo điểm các kỳ thi luôn cao.
Tôi luôn mô phỏng chính xác nhất cách mà nơ ron thần kinh hoạt động. Tôi học cách tạo ra các liên kết thần kinh đúng với các dạng bài tính toán mới để khi bắt gặp lại bài đó thì mình có ngay cách giải của bài đó một cách chính xác nhất. Tôi muốn làm sao mình kết nối một lần thì chính xác ngay luôn lần đó để giảm thiếu lãng phí thời gian học.
Các bước cần làm:
– Hệ thống các dạng bài tập (nội dung 20/80 ra thi) thành các sơ đồ tư duy hoặc bảng. Tôi phải tìm cho bằng được lời giải CHI TIẾT của từng dạng bài. Mỗi dạng bài tập, tôi tổng hợp trung bình 3 bài khác nhau
– Viết checklist từng bước giải từng dạng bài. Tôi đọc đáp án và lời giải ngay từ đầu. Tôi phân tích số bước, các phép tính toán cho mỗi dạng bài trong Mindmap. Tôi tự đọc hiểu lý thuyết liên quan để hiểu tại sao bài làm như vậy.
– Lặp đi lặp lại từng checklist ba lần, hoặc tốt nhất là chín lần.
Self-awareness (Phân tích lỗi sai)
Bạn hãy nhớ lại xem. Có phải 20% lý do tạo nên 80% sự thất bại trong các kỳ thi của bạn (và đâu đó là tuổi học trò của bạn) là bởi bạn làm bị sai lặt vật không? Có phải các lỗi sai đó không đáng có, bạn hoàn toàn có thể làm dễ dàng nếu làm lại đúng không?
Vậy nên, kỹ năng quan trọng thứ hai là bạn phải nhận định và khắc phục tất cả các lỗi sai khi làm bài tập của bạn.
Checklist này phải luôn được viết rõ ràng ra để mình có thể khắc phục được nó ngay và lập trình lại đúng cấu trúc nơron của mình để làm bài chính xác hơn và nhanh hơn
Cách khắc phục: thống kê tất cả những lỗi thường gặp khi giải bài tập vào một tờ giấy. Phân tích xem tại sao mình làm sao? Do nhầm lẫn khái niệm hay do thiếu bước? Tại sao mình lai thiếu bước khi đã chép giải rồi? Hãy hỏi tại sao thật là nhiều.
Sau đó, bạn làm lại những phần hay sai đó nhiều lần để lập trình lại cách làm đúng. Khi phát hiện ra lỗi sai, hãy nhanh chóng làm lại cho đúng để lập trình não bộ cho chính xác. Khi liên kết thần kinh của một kiến thức sai lập lại nhiều lần, sẽ khó hơn để có thể học lại cho đúng.
Chiến thuật làm bài thi: tương tự câu hỏi viết luận
Mẹo: Trong quá trình ôn tập, mặc dù đã sử dụng đầy đủ các nguyên tắc trí nhớ nhưng ta vẫn đôi khi đãng trí quên bài. Cách mà tôi sử dụng là đọc kỹ câu hỏi, tưởng tượng tất cả nội dung kiến thức, dữ kiện, … liên quan đến câu hỏi. Trong khi tưởng tượng, ta sẽ dần dần nhớ ra.
3/ Câu hỏi trắc nghiệm
Trắc nghiệm hay biến thể của trắc nghiệm (chẳng hạn đục lỗ, nối ý hay điền vào bảng/diagram).
Đây là nhóm câu làm đơn giản hóa hơn cho các giáo viên chấm bài. Họ cũng như chúng ta, rất lười chấm bài và muốn mọi thứ được tự động hóa. Họ chuyển thể các câu hỏi viết luận và tính toán thành trắc nghiệm đơn thuần (Multiple Choice) để cho máy tính chấm điểm nhanh hơn và chính xác hơn.
Cách học bài dạng bài kiểm tra này thì không khác. KHác biệt là ta cần có chiến thuật để làm bài thi.
Dạng câu hỏi trắc nghiệm đơn thuần thường áp dụng đối với câu hỏi facts and figures hay tính toán.
Chiến thuật làm bài thi: chia làm 3 đợt làm làm bài. Nó tương tự như chia – nhiều đợt để đọc một quyển sách vậy:
Đợt 1: Câu hỏi dễ
Nhận định các câu hỏi dễ (thường là ngắn) và làm bài thật chính xác.
Đánh dấu lại các câu hỏi trung bình và khó.
Đợt 2: Câu hỏi trung bình.
Quay lại từ đầu để làm các câu hỏi đợt 1 chưa làm.
Đánh dấu lại các câu hỏi khó.
Đợt 3: Câu hỏi khó.
Thông thường những câu trắc nghiệm mang tính tính toán thì mới làm đợt thứ ba này.
Sử dụng phương án loại trừ các đáp án chắc chắn sai và chọn ngẫu nhiên 2 đáp án còn lại.
Lưu ý rất quan trọng là các máy chấm bài trắc nghiệm ở Đại học cảm ứng với nét tô viết chì của bạn. Hãy đảm bảo bạn tô viết chì chính xác, vì 1 ly đi 1 dặm. Hãy kiểm tra ít nhất 2 lần về các đáp án tô viết chì của bạn so với bài làm của bạn trên đề kiểm tra.
KẾT LUẬN
Bạn đã vừa học cách ôn thi điểm cao 3 dạng câu hỏi chính của đề thi mọi năm rồi. Tôi cũng áp dụng điều tương tự này để học Thạc Sĩ được gần 9.0/10 khi còn là năm 2. Bạn có thể xem tôi đã học Thạc Sĩ khi còn năm 2 thế nào ở bài viết này (Tôi đã học THẠC SĨ khi còn năm 2 như thế nào)
Một mẹo nhỏ cho bạn nữa: Bạn hãy nén thời gian của mình xuống tối thiểu, 3 ngày chẳng hạn, để bạn tập trung HỌC và ÔN những nội dung 20/80 nhất thôi. Tôi gọi nó là quy tắc Parkinson, nghĩa là bạn đặt deadline thật cứng rồi hoàn thành nó.
Cách tôi thường dùng là đặt trước vé máy bay đi chơi với người yêu, vừa áp lực để tôi học nhanh, vừa tưởng thưởng cho tôi sau những đợt dự án kéo dài 2-3 tháng ^^ Đi du lịch với người yêu là cách để tôi rèn luyện khả năng làm việc tập trung và linh động (MOBILITY) của mình. (Đọc thêm: 5 LÝ DO BẠN NÊN ĐI DU LỊCH NHIỀU HƠN?)
Bạn cũng hãy đánh lừa não bộ của mình để nó tập trung tối đa vào việc ôn thi hiệu quả nhé. Bạn có thể xem thêm Video về quy tắc Parkinson áp dụng trong việc học ở đây nghen.
P/s: Hãy đặt câu hỏi cho bài viết này và Tim sẽ trả lời sớm nghen!
Hay lắm anh????
cám ơn My nha ^^
Em không xem được mấy cái link trong bài viết.
Link nào Khánh ơi?
dạ e ko xem được cái link: Từ khóa quan trọng nhất của trí nhớ ạ
Hay ạ
Thanks!!
Rất bổ ích ạ
Dạ em xin tên 3 website cảm ơn am Tim Vũ nhiều lắm .
Đây nha Hoàng 😉
https://coursera.org/
https://edx.org/
https://mitxonline.mit.edu/
anh ơi mấy link trong bài viết in đỏ ấn vào ra lỗi 404 r anh ạ
Cảm ơn anh, học rất nhiều điều từ anh, khi mình chưa có trong tay thành tựu, kĩ năng, kinh nghiệm thì rất khó kiếm mentor. Anh như những mentor đời đầu của em bên cạnh sách và 1 số youtober, influencer khác. Respect!
Anh ơi sao cái link từ khóa quan trọng nhất của trí nhớ em không vô được ạ.
Em ko xem được cái từ khóa quan trọng của trí nhớ anh ơi
Hiện tại anh đang làm việc tại Việt nam ạ?
đúng r Hưg nè
Woah chú Tim ngầu thế cháu mê chú lắm
wow. Mình được làm chú rồi cơ đấy? mà “cháu” bao nhiêu tủi rùi? @@ sao có người gọi mình chú, có người bảo mình như sinh viên 20 tuổi ấy nhỉ? :))))
Chú đẹp trai nói gì cũng đúng😚
Anh Tim ơi, em bấm vào link nào trên bài cũng hiển thị là error 404 hết ạ
Làm sao để kiếm mentor được ạ? Anh chia sẻ được không , em hiện đang muốn tìm người tham vấn 4 năm học cho mình ( các môn , cách học , thầy cô…)