Năm tôi học lớp 11, tôi cầm quyển Atlas Địa lý trong tay và nghĩ thầm: không biết bao giờ mình mới đặt chân đến những nơi này. Học cho lắm vậy trời, có đi được không.
Nhìn lên tủ sách, tôi thấy gáy quyển sách: “DÁM NGHĨ LỚN”. Thế là, tôi viết vào quyển nhật ký nho nhỏ rằng: tôi sẽ chinh phục 100 quốc gia trước năm 30 tuổi.
Tôi không biết LÀM CÁCH NÀO để được như vậy, nhưng tôi vẫn TIN tôi làm được.
Và khi tôi 22 tuổi, tôi đã đặt chân đến 23 quốc gia trên thế giới, theo thứ tự Alphabet: Austria, Belgium, Catalan, Czech Republic, Combodia, France, Germany, Hungary, Indonesia, Italy, Latvia, Lithuania, Malaysia, Netherlands, Poland, Portugal, Singapore, Slovakia, Spain, Sweden, Thailand, Vatican City State, Viet Nam.
Tôi ngày càng tin rằng: “thần may mắn luôn ủng hộ người dũng cảm”
Để đến được nhiều nơi như vậy: tôi cần 3 yếu tố kết hợp sau đây
- Các học bổng nước ngoài, đặc biệt ERASMUS+. Với những học bổng ASEAN, và những chuyến du lịch bụi, tôi đi đến 5 quốc gia Châu Á khác nhau (ngoài Việt Nam)Riêng với học bổng Erasmus+, tôi đã đặt chân đến 17 quốc gia Châu Âu. Chuyến đi kéo dài gần 3 tháng!! (Đọc thêm: TÔI ĐÃ SĂN 9 HỌC BỔNG NHƯ THẾ NÀO?
- Khả năng du lịch bụi, sinh tồn mà tôi tích lũy được khi đi khắp Việt Nam những năm tháng sinh viên. Bên cạnh book-smart, tôi khá street-smart nên tôi dám đi nhiều đến như vậy.
- Tôi có khả năng Networking đặc biệt để nhiều người giúp đỡ tôi. Và tất nhiên, tôi có nhiều tài lẻ khác nhau để giúp đỡ người khác (Đọc thêm: 17 CHIẾN THUẬT NETWORKING Ở ĐẠI HỌC) Tôi được bạn bè giúp đỡ là vì tôi đã “Đào giếng trước khi khát”, tôi đã hào phóng với bạn bè. Và quan trọng nhất, tôi là người dễ tin tưởng khi người khác ở cùng.
Để phù hợp với bạn đọc, ở cuối bài viết này, tôi sẽ chia sẻ CASE STUDY tôi đi du lịch tự túc tại MALAYSIA với chi phí 4 triệu đồng tất tần tật mọi chi phí.
Bài viết này chia sẻ mang tính trải nghiệm cá nhân về câu chuyện của tôi.
Mong qua Case study đó, bạn hiểu sâu sắc những concepts tôi chia sẻ ở đây. Đây là hướng dẫn để bạn TIẾT KIỆM chi phí đi du lịch. Còn để có kinh phí đi, tất nhiên bạn phải học cách kiếm tiền trong khi đi học bằng cách đọc blog này: Làm sao để LÀM THÊM 200,000vnđ MỖI GIỜ từ năm 2 Đại học(cách có ĐẠO ĐỨC)
Về cơ bản, chi phí du lịch chia đều ra 3 nhóm chính: chỗ ở, ăn uống và di chuyển.
1. CHỖ Ở
Mình tiết kiệm bằng các kết hợp các cách sau
XIN Ở NHỜ
Tháng 03/2017, cùng một người bạn cũ. Chúng tôi lên kế hoạch chu du Huế-Quảng Trị-Lý Sơn-Đà Nẵng với nhau 2 tháng sau đó. Chúng tôi đã có những kỷ niệm qua những chuyến đi
Chúng tôi được ngủ nhờ 2 đêm ở khách sạn ở Lý Sơn – Quảng Ngại với một nhóm các anh chị không quen biết gì (mới gặp nhưng còn trống chỗ nên cho chúng tôi ngủ nhờ luôn). Và cái hay là, cho tới khi đang viết những dòng này, chúng tôi còn keep in touch với nhau. Các anh chị ấy là người Hải Phòng, thi thoảng tôi vẫn ghé thăm họ. Cái đáng giá là kỷ niệm chúng tôi đã có với nhau
[Ảnh Miền Trung]
Chúng tôi còn xin ông Cha xứ cho ở nhờ nhà thờ Phú Cam ở Huế vào lúc 10 giờ tối. Ông ấy chẳng biết gì về tôi, nhưng chỉ nhìn chăm chú vào đôi mắt của tôi, rồi nhận lời. Ông ấy còn cho chúng tôi ra ngoài đi dạo Huế Festival, rồi về ngủ lúc gần nửa đêm. Chúng tôi rất “hư”, nhưng chúng tôi thử một lần vì tuổi trẻ được mấy lần như thế phải không? :)))
Ở nhà bạn quen, hoặc bạn của bạn
Khi đi phượt khắp Việt Nam, tôi đã ngủ nhờ không biết bao nhiêu là bạn bè của mình. Trong số đó có bé An – sinh viên Standford ở Quảng Ngãi, bạn Nhật ở Quảng Nam, bạn của bạn Nhật ở Cam Ranh,…
[Ảnh Miền Trung]
Khi sang Châu Âu, nhờ những mối quan hệ cá nhân, tôi được giới thiệu tới nhà anh Vi Mô để ở nhờ suốt 2 tuần khi mới sang Italia. Điều này giúp tôi không phải lo lắng tìm nhà TRƯỚC KHI sang. Anh ấy còn là cựu sinh viên của trường PoliTO nữa, nên đã chỉ dẫn tôi cực kỳ nhiều thông tin hữu ích của trường.
Couchsurfing hoặc các cộng đồng host 0đ
Dân du lịch dài ngày thì hiển nhiên là biết Couchsurfing. Couchsurfing là cộng đồng ngủ nhờ miễn phí, kết nối hàng triệu dân du lịch (traveler) để giúp nhau về vấn đề chỗ ở. Cái giá trị là chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
Khi đi Châu Âu, mình đã sử dụng Couchsurfing gần 50% số đêm ở của mình (nghĩa là mình tiết kiệm khoảng 1000-2000 nghìn Euro chỗ ở nếu tự tìm)
Chẳng hạn, khi đến thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, mình ở nhờ nhà chủ host Stephen – một trưởng phòng IT của một ngân hàng. Mình được ở phòng trống trong nhà anh ấy, như khách sạn 3 sao 2 đêm không tốn một đồng nào. Mình trước đó không biết gì anh ấy, nhưng anh ấy giao TẤT CẢ chìa khóa cho mình. Mình rất shock vì đó là trải nghiệm Couchsurfing đầu tiên của mình.
Tối tối, anh ấy còn dẫn mình đi uống bia, ăn tapas (đặc sản của Tây Ban Nha). Mà sao lạ, anh ấy không cho mình trả tiền :))) thế là mình chỉ biết chia sẻ càng nhiều thứ hay ho về ASEAN, về Việt Nam cho anh ấy
Khi đi đi về, bạn hãy nhớ nhờ chủ nhà (host) viết review về bạn để tăng độ tin tưởng (TRUST) trong profile Couchsurfing của bạn để bạn dễ dàng xin ở nhờ các host tiếp theo (ảnh đi kèm).
P/s: bạn có thể thấy, khi ở với họ, tôi luôn tìm cách chia sẻ mọi điều hay nhất đến với họ. Đó là cách tôi trả ơn họ. Và cái hay là tháng 10/2019 vừa rồi, bạn ấy đã về Việt Nam và chúng tôi đã gặp nhau ở thành phố Đà Nẵng. Oh yeah!!
Đặt chỗ ở trên các group cộng đồng người Việt tại nước ngoài
Ưu điểm là ở với người Việt thì biết nhiều thông tin. Tuy nhiên cũng lắm người Việt khá rắc rối nên bạn hãy cẩn thận. Bạn có thể search các group facebook để tìm host băng cú pháp: [hội sinh viên] [tên quốc gia]
Ở các bạn bè người Việt ở nước ngoài, có thể trả phí hoặc miễn phí. Mình thì thích trả phí hơn, khoảng 10euro/đêm gì đó để ở cho thoải mái.
Khi mình đến Praha – thủ đô của Cộng Hòa Czech, mình được ở nhờ một người hoàn toàn xa lạ với mình trước đây. Chị ấy tên Thủy – gốc hà Nội.
Chị ấy không chỉ là host (miễn phí) của mình, mà còn là stylist (đem set đồ cho mình mặc cho hợp với chị), còn là tour guide, là photographer cho mình để có set ảnh sống ảo nữa :))) yêu chị lắm cơ
Tháng 10/2019 vừa rồi, mình đã gặp lại chị ở Hà Nội
2. ĂN UỐNG – ĂN CHƠI
Cái này thì tùy vào sở thích, nhưng cơ bản nếu bạn đã làm tốt bước chỗ ở thì bước này sẽ nhẹ nhàng hơn vì:
- Các chủ nhà (host)/bạn bè sẽ chỉ cho bạn chỗ ăn rẻ nhất mà ngon nhất
- Họ và bạn nấu ăn và share tiền với họ nên rất tiệt kiệm
- Họ tặng bạn free luôn. Nhiều Couchsurfing host của tôi đã nấu ăn cho tôi vài ngày miễn phí. Đôi khi cuộc đờii cho ta nhiều thứ quá nỗi ta không thể tưởng tượng được
3. DI CHUYỂN
Di chuyển là 1 trong 3 chi phí chính khi đi du lịch. Đây là hướng dẫn toàn tập để bạn săn được vé máy bay tốt nhất cho mình. Các loại di chuyển khác như xe ôm, taxi, tàu điện MRT, tàu xuyên quốc gia hay đi tàu biển đều dễ hơn nếu bạn học được cách săn vé máy bay. Quan trọng là TƯ DUY SĂN VÉ
Mình dùng cách tương tự để săn nhiều vé siêu rẻ, như bay từ thủ đô Warsaw-Ba Lan về Milan-Italia (kéo dài 3 giờ) chỉ mất 9,88 Euro (ảnh đi kèm), nghĩa là rẻ hơn 1 bát phở bên ấy. Hay ở Việt Nam, mình săn vé từ Sài Gòn đi Hà Nội chỉ mất 250,000 nghìn (cả thuế phí), hay bay từ Sài Gòn đi Quảng Châu (Thời gian bay: 6 tiếng) chỉ mất 700,000 VNĐ. Với 700k thì đôi khi bạn khó tìm được chuyến bay từ Sài Gòn -> Đà Lạt (thời gian bay: 0.5h)
TƯ DUY SĂN VÉ
Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn phải có cho mình TƯ DUY SĂN VÉ. Có 2 tư duy cơ bản bạn cần nắm:
1) Linh hoạt là VUA:
Bạn cần linh động về thời gian nếu muốn săn vé rẻ. Hãy nên sắp xếp săn vé trước, rồi sắp xếp thời gian (học tập, công việc) theo sau.
2) quy luật CUNG-CẦU từ kinh tế học.
Họ sử dụng AI để phân tích làm sao để TỶ LỆ LẤP ĐẦY máy bay là cao nhất. Thời điểm nhiều người muốn đi (CẦU cao) và số chuyến bay vẫn giữ nguyên (CUNG thấp) thì chắc chắn giá vé sẽ cao.
Trong việc săn vé thì nó thể hiện qua 2 hình thức:
– Ngày bay trong tuần:
Ví dụ: chuyến bay rẻ thường rơi vào các thứ ba, tư, sáng thứ 5 và tối thứ 7.
– Thời điểm đặt vé:
Ví dụ: đây là kinh nghiệm cảm tính của mình khi dùng vài thuật toán Excel để nghiên cứu lịch sử các chuyến bay (Ảnh đính kèm)
Đây là kinh nghiệm về thời điểm vàng để đặt vé của tôi:
- Bay nội địa: trước 2-4 tuần thường vé sẽ rẻ nhất
- Bay khu vực ASEAN: trước 4-6 tuần thường vé sẽ rẻ nhất
- Bay quốc tế: trước 4-8 tuần thường vé sẽ rẻ nhất
Thẻ thanh toán quốc tế
– Tiếp theo chúng ta phải có thẻ VISA/Master Card thanh toán quốc tế. Chi phí làm thẻ bây giờ tầm 50k thôi, có nhiều ngân hàng FREE luôn thì phải. Các bạn Sinh viên có thể làm ngay thẻ VISA từ ngân hàng cấp thẻ ATM nội địa của mình.
Tại sao cần thẻ VISA?
1/ có vé rẻ thì book ngay không thì nguội!
2/ thời kỳ hội nhập rồi, thật sự không có thẻ VISA thì thiệt lắm luôn á @@
Tools tìm kiếm vé
Khi muốn đi đâu, thì ước tính lịch trình bay sơ bộ rồi lên trang www.Skyscanner.com hoặc www.traveloka.com tìm vé rẻ nhất của tháng đó, mà gần với lịch trình bay mong muốn của mình nhất.
Ví dụ với ảnh đính kèm: bạn muốn đi Seoul Hàn Quốc tầm giữa tháng 05, bạn tìm vé rẻ nhất tháng 5 và nhận ra các ngày 15 và 17 là giá vé rẻ nhất. Sau đó, bạn vào mỗi ngày để xem chi tiết.
Bạn chọn giá vé rẻ nhất trên www.skyscanner.com rồi lên trang chủ của hãng bay đó để check lại lần nữa xem đâu là giá vé rẻ nhất.
Đối với chặng dài?
Nếu bay chặng bay trung/dài như đi Châu Âu hoặc Châu Mỹ từ Việt Nam, bạn BÊN CẠNH search trên Skyscanner.com thì search thêm VỚI PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG TỰ ở các website này. Sau đó so sánh tất cả với nhau để được vé tốt nhất.
1) https://www.studentuniverse.com/
2) http://www.statravel.co.uk/
Bạn cũng có thể tham gia các group mua vé sát giờ bay (Last-minute ticket) để bay. Đôi khi bay một chiều từ Việt Nam sang Châu âu chỉ có 50 USD ~ 1,1 triệu, mà lại bay thẳng chớ lị. Cái này thì dùng nhiều kỹ thuật quá nên bài viết này không tiện nói ở đây hihi
Các Lưu ý nhỏ:
– Khi mua vé máy bay mà có transit thì nên thực sự cẩn thận kiểm tra có transit Terminal không? khoảng thời gian giữa các chuyến bay là bao lâu? nên ít nhất 2-3 tiếng để đảm bảo không bị trễ chuyến bay.
– Chuyến bay đêm: cẩn thận với các chuyến bay mà thời gian hạ cánh trễ (>0h đêm), đặc biệt với các bạn nữ. Và đôi khi vì tiết kiệm vài trăm nghìn cho vé bay “ham rẻ” này sẽ làm tốn rất lắm tiền ở khách sạn khi tới nơi!
– Transit: tận dụng những sân bay Transit (chuyển tiếp) để có thể đi chơi thêm quốc gia đó nữa. Ví dụ: bay từ Việt Nam sang Châu Âu bạn có thể chọn vé máy bay có thời gian Transit lâu để có thể ghé chơi Istabul của Thổ Nhĩ Kỳ (nếu bay hãng Turkish Airlines).
Đóng gói hành lý (Packaging)
-Hãy sắp xếp hành lý thật gọn, thật tối giản để bạn không bị đánh cân hành lý thêm.
Lời khuyên duy nhất của mình về đóng gói hành lý là sử dụng càng ít đồ càng tốt. Đây là CHECKLIST đồ hay dùng của mình khi đi lịch bụi. Nếu tham dự các chương trình quốc tế tài trợ bán phần (nghĩa là mình tự lo vé máy bay) thì tôi vẫn chỉ mang thêm 1 bộ vest thôi. Nếu tài trợ toàn phần nghĩa là được thêm 20kg vali hành lý, tôi cũng chỉ đem thêm một chút quà chứ đồ đạc tôi vẫn đem ít lắm.
Bí quyết là TƯỞNG TƯỢNG từ đầu đến chân mình cần sử dụng cái gì, cho bao nhiêu ngày, đi đến những đâu là không bị sót món đồ nào.
Và tôi viết sẵn CHECKLIST, để khi đi đâu, tôi mở ra và chỉ 5 phút là đóng gói hành lý xong.
CASE STUDY: Singapore-Malaysia
Lập kế hoạch
Địa điểm
Lần đầu tiên xuất ngoại của tôi là cùng với 3 người bạn thân, vào cuối năm 2 Đại học.
Chúng tôi chọn Singapore và Malaysia vì 3 lý do chính sau:
- Họ sử dụng Tiếng Anh, là cơ hội tốt để rèn luyện English luôn
- An toàn (đặc biệt Singapore) và nhiều trải nghiệm (so với chi phí bỏ ra): hiện đại, cổ kính lẫn thiên nhiên
- Chi phí phù hợp với sinh viên.
Hành trình
Để có kế hoạch đi quốc gia nào đấy, các bạn chỉ cần lên google với cú pháp: Du lịch tiết kiệm + [tên quốc gia] là ra ngay. Chúng tôi lên kế hoạch cho hành trình 5 ngày 4 đêm.
Chúng tôi phân công công việc cho mỗi người lập kế hoạch cho mỗi ngày đi.
Tìm bạn
Không tính du lịch cặp đội (Couple travel), đi du lịch bụi thì tôi thấy 4 người đi là hợp lý nhất vì dễ share tiền, đi chung taxi, và tận hưởng các loại dịch vụ nhóm tốt ưu nhất
Tôi chọn 3 đứa bạn thân. Cả tôi là 2 nam, 2 nữ. Hãy chọn những bạn mà bạn có thể vừa đi vừa học hỏi từ họ, chia sẻ những điều hay. Và tất nhiên, nên chọn bạn biết nói Tiếng Anh chớ không là làm khổ lẫn nhau đấy nhé :)))
Săn vé máy bay
Sử dụng cách tương tự như ở phần trên để tôi săn được vé 1,1 triệu VNĐ/2 chiều cho MỖI BẠN. Tổng cộng cả 4 người là 193 USD ~ 4,4 triệu VNĐ. Dưới đây là ảnh booking tôi còn giữ. Chúng tôi bay đến Kuala Lumpur cả 2 chiều, sử dụng xe khách để di chuyển sang Singapore.
CHỖ Ở
Ở Singapore, tôi ở nhà một người bạn của tôi 1 đêm. 1 đêm còn lại là ngủ trên xe khách đi từ Kuala Lumpur
Ở Malaysia, với booking.com, chúng tôi rất dễ để book phòng ở hostel với giá rất tốt (tất nhiên là an toàn và sạch sẽ). Chia ra mỗi đứa chỉ 170,000VNĐ/đêm thôi.
ENJOY
Trước khi đi, bạn (và cả bạn của các bạn) nên học vài kỹ năng chụp ảnh cơ bản như quy tắc 1/3, quy tắc khoảng trống, quy tắc lấy toàn cảnh, chiều sâu bức ảnh,.. để có những bức ảnh kỷ niệm. Nếu tốt nữa, hãy mua 1 chiếc máy ảnh cơ (canon/nikon) cũ giá 5-10 triệu để chụp, và khi đi về bán lại cũng không lỗ bao nhiêu. Thay phiên chụp ảnh cho nhau cũng là cái hay, mà mỗi đứa chỉ tốn thêm khoảng 200k thôi (góp lại là gần 1 triệu tiền “khấu hao” máy ảnh đó)
Tuổi trẻ của bạn xứng đáng có những di sản như vậy mà, phải không 😉
Rồi đi về thì post Facebook chia sẻ ngắn gọn nè. Ngắn gọn thôi, đừng sống ảo quá nha :))) Người ta nhìn cách bạn đi thì họ sẽ hiểu chiều sâu khi đi của bạn thế nào rồi:D
THỐNG KÊ CHI PHÍ DU LỊCH
Dưới đây là thống kê các khoản chi phí du lịch chính của chuyến Singapore này
# | Khoản chi | Chi phí (triệu) | Note |
1 | Vé máy bay | 1.1 | 2 chiều KL-SGN |
2 | Ăn (Malay) | 0.25×3=0.75 | 250k/ngày cho 3 ngày ở Malaysia |
3 | Ăn (Sing) | 0.4×2=0.8 | 400k/ngày cho 2 ngày ở Sing |
4 | Xe khách Sing->Malay | 0.3×2=0.5 | 300k/chiều cho 2 chiều |
5 | MRT (sing)+Grab | 0.3 | Đi tàu điện ở Singapore |
6 | Ngủ (sing) | FREE | |
7 | Ngủ (Malay) | 0.2×2=0.4 | |
TỔNG | 3.95tr |
Và thế là, chúng tôi đã có một chuyến du lịch tiết kiệm nhưng rất nhiều trải nghiệm. Trải nghiệm vui thế nào thì tôi xin phép chia sẻ sau hihi.
cảm ơn anh vì những điều anh chia sẻ, điều đó tiếp thêm động lực để bản thân em kỷ luật bản thân và thay đổi chính mình, love youuuu
cám ơn e nhiều nhaaaaa. <3 u tooo
cảm ơn anh rất nhiều vì bài viết giá trị
Mình có thắc mắc là bạn ít lên các trang mạng xã hội vậy thì làm thế nào để cập nhật được thông tin của nhiều bạn bè thường xuyên để xin ở nhờ, giữ lửa mối quan hệ để nhờ khi cần… Bạn chia sẻ thêm được không?
Cho em hỏi về phần đặt vé máy bay thì anh đã dùng những kĩ thuật nào để săn được vé 50$ từ VN sang châu âu thế ạ, bản thân em cũng đang lên plan để đi du lịch bụi châu âu mà giá vé khứ hồi thì cao, không biết anh có tiện chia sẻ trên này không ạ. Cám ơn anh Tim!
Em không thể tin được là anh đi du lịch 2 nước 5 ngày 4 đêm mà chỉ tốn chưa đến 4tr, và sau khi đọc xong bài viết em chỉ biết thốt lên ”wow”.Mỗi bài biết của anh, khi em đọc xong em như được khai sáng một thế giới mới vậy á. Em cảm ơn anh rất nhiều. Hy vọng 1 ngày không xa em sẽ gặp anh ngoài đời <3
Nể anh thật sự, em sẽ thử áp dụng pp 80/20 của anh vào công việc, học tập, sức khỏe cũng như nhiều phần trong cuộc sống mình. Chúc a nhiều skhoe, hẹn a một ngày không xa in future
a cũng chúc Tony nhiều thuận lợi nha