13 bí kíp từ khoa học HỌC NHANH

Blog 4345 từ này giúp bạn tăng 3X tốc độ học MỌI kỹ năng (Public Speaking, English,..) hay chuyên ngành ĐẠI HỌC

1. Bottom-up learning:

Bạn thân tôi, năm nhất, kiếm được 300 triệu từ 4 cái bản vẽ xây dựng. Năm nhất nó còn giỏi hơn cả bọn sinh viên mới tốt nghiệp cùng ngành

Bí quyết? Nhận cái dự án vẽ nhà thực tế từ học kỳ 1 năm nhất. Không biết lý thuyết gì thì ra nhà sách cũ của Làng Đại học (Đại học quốc gia Tp.HCM) mua về tự đọc. Không biết xài phần mềm thì lên Youtube tự xem, từ phần mềm AutoCad, 3D Max và Revit.

Nó không học theo tư duy thông thường, là học từng bước một, từ cơ bản đến nâng cao dần (Top-down Learning)

Tôi bắt chước. Hết năm 1, tôi nhảy vào nghiên cứu khoa học, độ khó tương đương với luận văn tốt nghiệp (dành cho sinh viên năm 4).

Tôi tiếp xúc với báo cáo/bản vẽ/kế hoạch dự án mỏ dầu khí của các công ty Dầu khí. Tôi tiếp xúc với tính toán CHẤT LƯU thật, mô hình ĐỊA CHẤT thật và các bản vẽ kỹ thuật GIẾNG DẦU KHÍ thật.

TRONG KHI CHƯA CÓ KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH.

Tôi học NGƯỢC. Trong học nhanh gọi là Bottom-up learning.

Để làm gì? Sau 2 tuần đau đớn trong mớ hỗn độn kiến thức quá quá mới, tôi phân tích Học nhanh 3C kiến thức cả 3 năm chuyên ngành, biết cái gì quan trọng và sẵn sàng QUYẾT LIỆT BỎ QUA những gì.

Tôi TRỐN HỌC hết mấy cái lớp “không quan trọng”.

Tôi HỌC CHUI các lớp của khóa trên, khoa khác, ngành khác (cơ khí, quản lý công nghiệp,…)

Kết quả?

Cuối năm 2, trình độ chuyên môn của tôi đã vượt mặt 90% sinh viên ngành ngành (khắp Việt Nam) MỚI TỐT NGHIỆP (hơn tôi 3 tuổi).

Einstien nói rồi mà: “Muốn kết quả khác mà cứ làm theo cách cũ là đồ ngốc”

Hãy suy nghĩ NGƯỢC một chút, việc học sẽ thú vị hơn và NHANH hơn.

.

CleanArchivePrints

.

2. Socratic Method:

Suốt 5 năm này, tôi nghiên cứu ĐIỂM CHUNG của các thiên tài, từ Leonarde de Vinci, Feynman, Einstein, Sherlock Holmes*, Elon Musk,..

Tất cả họ đều có 1 vũ khí bí mật giống nhau: Phương pháp truy vấn Socrates (Socratic Method)

Nói nôm na là: họ Đặt NHIỀU câu hỏi ĐÚNG để chia nhỏ/mổ xẻ vấn đề thành nhiều vấn đề NHỎ hơn để dễ giải quyết chúng.

Thật sự, “Câu hỏi quan trọng hơn câu trả lời”

Tôi thấy việc 8.0 các môn Đại học không khó.

Tôi đến BẢNG VÀNG của khoa (Thống kê những người cao điểm nhất của mỗi khoá), hẹn gặp tất cả ngưòi trong cái bảng vàng đó rồi hỏi vài câu đại loại như: “Nếu thời gian quay trở lại, anh/chị học môn A, và chỉ có 3 ngày, thì làm sao để anh chị học được 9.0??”

Đó là cách tôi chỉ đến lớp 20% nhưng GPA vẫn đủ cao để hốt 9 cái học bổng Đại học.

Thế là cả học kỳ, tôi “cày” Tiếng Anh, tôi làm trợ giảng, tôi đi làm thêm 200k/giờ, tôi đại diện khoa dẫn đoàn sinh viên nước ngoài đi kiến tập,…

Tương tự, tôi networking để được tham gia những buổi networking của các công ty dầu khí. Tôi gặp các anh chị trưởng phòng các công ty ĐA QUỐC GIA và hỏi: “Phần mềm DUY NHẤT nào, mà tất cả các công ty dầu khí đều sử dụng và làm sao để học phần mềm đó???”.

Thế là, tôi cày nát phần mềm Petrel, phần mềm 20/80 nhất của cái ngành này.

Kết quả: cuối năm 2, tôi đi dạy cách dùng phần mềm này cho các “bạn” khóa trên

“Socrates” đúng là vũ khí bí mật tôi “ăn cắp” từ các thiên tài.

Đọc thêm: Phương pháp truy vấn Socrates của các thiên tài

.

3. 20/80

Nhiều sinh viên Ngành quản trị kinh doanh (QTKD) hỏi tôi: Khi học Đại học, làm sao để biết được cái 20/80?

Tôi cho bạn 3 gợi ý: Kết quả (cuối cùng), Bất biến, Domino,

-Kết quả: chúng ta luôn suy cho ra cuối cùng có kết quả gì từ việc học kỹ năng/môn học này, từ đó ta CHỌN LỌC những cái 20/80 đạt được điều đó.

-Điểm chung: khi nghiên cứu về một lĩnh vực nào đó, tôi thường “phỏng vấn” 3-5 người rất giỏi về lĩnh vực đó, ghi chép cẩn thận. Sau đó, tôi tìm ĐIỂM CHUNG của họ, đó ắt hẳn là cái tôi cần.

-Domino: Hãy ứng dụng “hiệu ứng Domino” vào việc học. Sẽ có vài việc làm trước làm mọi việc sau dễ hơn.

Có 1 Mentor sẽ giúp mình đi nhanh hơn trong lĩnh vực. Có kỹ năng học nhanh sẽ giúp mình học nhanh hơn mọi thứ mình muốn. Có Tiếng Anh sẽ giúp mình làm nghề gì cũng lương cao hơn

Xem thêm:

.

4. Immersed Learning:

Khi đã phân tích 20/80 rồi, thì hãy học ngấm nhìm (Immersed Learning), nghĩa là chìm đắm mọi thứ, trong một khoảng thời gian, tập trung cho học 1 và chỉ 1 kỹ năng/lĩnh vực. Đây là bí quyết hàng đầu của Tony Robbins, Speaker #1 thế giới (hiện tại) về lĩnh vực phát triển bản thân.

Trước khi thi môn Giải tích hay Cơ học bla bla, tôi chỉ học 1 và chỉ 1 môn trước ngày thi. Dù cả kỳ tôi ít đến lớp, nhưng nhờ Immersed Learning, và bí quyết 20/80 tôi đã hỏi được ở bước trước, tôi lấy 9.0 các môn đại cương này.

Tương tự, tôi cày 12h/ngày suốt 3 tháng ròng rã, thức dậy 2h sáng mỗi ngày, chỉ để HỌC TIẾNG ANH. 2 học kỳ năm 2, học full chuyên môn Dầu Khí năm 2-3-4-Thạc Sĩ từ sáng-tối. Năm 3, 28 ngày liên tục, 12h/ngày, chỉ có IELTS, và lấy bằng 6.5 IELTS

Khi tôi làm cái gì, tôi rất tập trung. Sở dĩ, tôi vận dụng sức manh tiềm thức của não vào ban đêm. Bạn không biết ư? Ban đêm, não mình luôn hoạt động để cố kết trí nhớ (Consolidate). Theo quy tắc, nếu chỉ có 1 pha (1 môn/kỹ năng) thì khả năng cố kết thông tin sẽ cao hơn.

Nó đúng cả về thông tin dạng KỸ NĂNG ĐỘNG (Body Memory) nữa. Chẳng hạn, tôi là một người không giỏi nói trước đám đông. Tuy nhiên, trước buổi thuyết trình ở Đại học HUFLIT tháng 10 năm ngoái, tôi Immersed Learning kỹ năng Public Speaking 2 ngày, từ sáng tới chiều và tôi kiểm soát ra tốt cả khán phòng lần ấy.

Thế, học ngốn nghiến (cày) thế thì có bị “khùng” không?

À không, vì từ sinh nhật 20 tuổi đến 21 tuổi, tôi đi chơi 80% thời gian. Hè năm 2->3, tôi “đi bụi” Singapore, Malaysia với 3 đứa bạn. Đi về 2 tuần, tôi đại diện Việt Nam tham gia 1 chương trình quốc tế tại Indonesia (10 ngày). Đi về “nghỉ ngơi” được 1 tháng tôi đi Bangkok để hội họp (Re-union) với một nhóm bạn ASEAN, nhân dịp sinh nhật 1 đứa bạn Thái Lan.

Đi xong về, vào năm 3 ĐH, tôi tham gia các chương trình training/Volunteer của công ty P&G, tổ chức YMCA,.. theo diện học bổng/tài trợ toàn phần. Tôi là học trò “ngoan hiền” top đầu của khoa nên được ưu tiên “không đến lớp” để tham gia các chương trình này.

Đi về đã rồi thì tôi “đi bụi” khắp miền Trung và gặp được tình yêu của mình tại Đà Nẵng. Tuổi 20 của tôi toàn đi chơi. Để rồi tuổi 21 thì tôi đi khắp 17 quốc gia Âu Châu.

Tôi đi chơi quá hóa khùng thì có chớ học quá hóa khùng thì không nha. Vì tôi biết cách học.

PLAY HARD WORK HARD. Immersed learning và Immersed traveling.Tôi đã “hack” khoa học học nhanh từ năm 1. Mọi việc dễ đi cũng vì thế.

.

.

5. Lean startup:

Quay trở lại chuyện học, vậy làm sao tôi phân tích được đâu là 20/80?

Ngoài Socratic Method và 20/80, tôi sẽ dùng quá trình Lean Startup: vừa phân tích vừa học/thử nghiệm. Quá trình thử nghiệm VỚI THỰC TẾ càng nhành thì tìm ra 20/80 càng nhanh.

Thay vì như nhiều sinh viên học Kinh tế đối ngoại hay chuỗi cung ứng/Logistics, học lý thuyết cả mớ đến năm 3 mới đi kiến tập, xong phải đợi đến năm 4 mới được đi thực tập tiếp xúc với thực tế. Lúc đó mới được tiếp xúc thực tế thì thấy 90% những gì mình học đã lãng phí!

Tôi, ngày đầu tiên đi làm Logisics, xin xuống kho hàng để “học nghề” luôn. Tôi chịu khó nặng nhọc + dơ tay để bốc vác mấy cái khung Pallet gỗ, leo lên xe tải đi giao hàng ở Bách Khoa xanh, Tôi lao vào HỌC NHANH “thực tế” ngày từ đầu, để rồi sau đó vài tuần, tôi không bao giờ đụng tay đến mấy cái lặt vặt đó nữa.

Tương tự, giống như 80% sinh viên, sau khi học “lý thuyết ngôn ngữ Tiếng Anh” từ lớp 3 -> lớp 12, thêm 2 năm Đại học với 4 môn Tiếng Anh 1-2-3-4 nữa, rồi mới đi “THỰC HÀNH”. Họ “thích” “học” ngữ pháp Ngôn Ngữ Anh chứ không thích “thực hành” Tiếng Anh GIAO TIẾP.

Còn tôi, 12h/ngày học Tiếng Anh kia thì có 4h/ngày là đi tới mấy quán café để nói chuyện với tụi Tây rồi. Để rồi, khi tôi lên năm 2, tôi làm trợ giảng và đi ăn tối riêng với giáo sư-cựu hiệu trưởng trường Dầu Khí của Úc chẳng có vấn đề gì.

Khác biệt là, tôi đã nhảy vào HÀNH ĐỘNG đúng cái quan trọng và GẠT QUA cảm xúc nhất thời, GẠT LUÔN NHỮNG CÁI KHÔNG QUAN TRỌNG (dù nhiều người “ép” tôi học!)

Đọc thêm: [Mới] Công thức FAST để HỌC NHANH 3X mọi thứ!

.

6. PARKINSON

Định luật Parkinson phát biểu: thời gian làm một việc được kéo dài ra VỪA ĐỦ với deadline nó cho phép.

Tôi ứng dụng Parkinson tương tự như khái niệm 20/80 và Lean Startup.

Khi tập chạy Marathon được mới có 1 tuần, tôi trả 1,4 triệu VNĐ để đăng ký giải chạy Marathon 42km tháng 04/2019 luôn. Với 22 ngày đếm ngược trước giải chạy, tôi bị BẮT BUỘC phải học nhanh hơn, và tôi đã hoàn thành nó. Tất nhiên, tôi phải học cách chạy khác vói cách chạy của người có 3 tháng (thời giant rung bình) để chuẩn bị.

Tôi “Parkinson” học Ielts 12h/ngày bằng cách: đăng ký thi IELTS TRƯỚC KHI học. Tâm lý không học là mất 4,5 triệu VNĐ thì cắm đầu mà cày thôi ))

Tôi đặt vé máy bay đi du lịch trước 2 tháng, để tôi cày làm dự án cho xong. Tôi không xong tôi cũng phải đi, nên 90% trường hợp tôi làm vừa kịp xong dự án trước giờ bay. Chẳng hạn tôi apply học bổng ERAMUS+ (tổng giá trị: 5350 Euro) trước giờ bay có 45’, và tôi phải xin tiếp viên hàng không VietnamAirlines mở cửa máy bay ra cho )))

Bạn đặt “mục tiêu”, bạn dễ trì hoãn lắm. Hãy CỨNG với cá tính và CỨNG với cả DEADLINE nữa.

Nó giống cách tôi mua BIB giải chạy 42km, khi còn chưa chạy được 2km, như trong blog Marathon này

7. GAMIFICATION:

Năm cấp 2, bạn bị nghiện game gì? Khai thật đi. Liên Minh huyền thoại hay Minecraft?

Tôi thì nghiện đủ lắm, hồi đó chơi game Dota (một dạng game Warcraft), Boom online, Gunny (game bắn súng) online, đua xe F1,…

Bạn biết tại sao bạn, tôi, và tất cả đứa trẻ đều nghiện GAME không?

Vì bên cạnh hàng nghìn nhà lập trình game, có hàng chục NHÀ TÂM LÝ HỌC đứng đằng sau những game đó.

Họ biến game thành chất gây nghiện, bạn càng nghiện họ càng được trả nhiều tiền (vì người tạo ta game đó mới giàu được, như Hà Đông với Flappy Bird vậy). Đôi khi bạn muốn tập trung học tập, nhưng chỉ cần “vài ván game” là bạn không dứt ra được.

*Bạn càng hư hỏng, họ càng có tiền. Bạn đừng buồn vì có nhiều quy luật trong xã hội là vậy.

Khoa học đằng sau cái cách làm bạn nghiện game, tạm gọi là GAME HÓA (gamification).

Thế bạn tưởng tượng, nếu bạn, hoặc ai đó giúp bạn bị nghiện những cái bạn học như nghiện game thì sao?

Đúng vậy, bạn sẽ làm tất cả những bước trên cách điên khùng, học cày (Immersed learning) 8-12h/ngày mà không thấy quá “cực khổ”. Giống như tôi ứng dụng với học Tiếng Anh, cày Ielts và học nhanh các kỹ năng chuyên môn vậy.

Nôm na, đây là cách tôi làm:

– Rõ ràng KẾT QUẢ “chơi game”: học kỹ năng/môn học để đạt được gì SIÊU CỤ THỂ

– Chia KẾT QUẢ này thành hành trình NHIỀU CẤP ĐỘ NHỎ (level) nhỏ. Tốt nhất là làm thành 1 cái bảng tiến độ RA GIẤY.

– ĐO LƯỜNG TIẾN ĐỘ theo tháng, theo tuần và theo ngày. LIÊN TỤC cập nhật cái BẢNG TIẾN ĐỘ này.

Ví dụ: học Ngoại Ngữ, mục tiêu là thành thạo 1200 từ thông dụng nhất trong Ngoại ngữ đó trong 30 ngày, vậy suy ra phải thành thạo 40 từ/ngày. Học chơi Rubik, mục tiêu tuần này là phải 24s trung bình, để tuần sau là 23s và tuần sau nữa là 22,5s. Học DẦU KHÍ, mục tiêu tuần này là chạy được tối ưu 5/8 bước của cái mô hình dầu khí.

.Xem thêm:

.

8. DEEP PRACTICE:

Deep Practice là tách nhỏ 1 kỹ năng nhỏ (sub-skill) để thực hành SÂU chỉ sub-skill đó trong 1 khoảng thời gian.

Ví dụ, khi tôi học Làm Video, tôi có thể chia kỹ năng này thành

– Nghiên cứu sản phẩm và đối tượng (Research)

– Viết kịch bản (Scripts)

– Quay videos

– Lọc videos

– Thu-xử lý âm thanh/Stocks

– Cắt ghép videos theo kịch bản

– Ghép Video-âm thanh,…

– Tạo hiệu ứng (effects)

Tôi học kỹ năng này tập trung trong vòng 2 tuần. Tôi dành hẳn ra 2 ngày chỉ để viết kịch bản. Trong viết kịch bản (Scripts), nó gồm nhiều kỹ năng nhỏ hơn như: Lead, Story-telling, Mood Charts, tưởng tượng Frame videos,…

Tôi lại dành ra 1-2 Block Poromodo chỉ để rèn luyện mỗi kỹ năng nhỏ nhỏ này nữa.

Điều này đảm bảo tôi học ĐỦ SÂU mỗi kỹ năng nhỏ nhỏ này, để tôi làm chủ kỹ năng quay-dựng videos, một kỹ năng mà bất kỳ công ty nào cũng cần 😃

Tương tự, lúc trước khi tôi xây dựng mô hình Dầu Khí (Geological modeling) bằng phần mềm Petrel, tôi phải DEEP PRACTICE từng chứng năng/thành phần nhỏ của phần mềm và mô hình để từng bước làm một mô hình 3D vừa đẹp vừa chuẩn.

Học Logistics cũng vậy, tôi tập trung 1 tuần học vận hành (operation) kho hàng, dành ra 1 ngày chỉ để học nhập hàng (Inbound) vào kho, từ khâu kiểm đếm hàng hóa, cất hàng (put-away) vào trong các ô kệ hàng và cập nhật tồn.

Tôi Deep practice cái tôi đã vẽ biểu đồ (gamification) ra.

.

Thời gian đầu làm video Youtube, tôi mới 2-3 video, mà đã viral, là vì tôi Deep Practice

9. Lateral thinking

Lateral Thinking là một bí mật tôi học được từ những thiên tài ĐA LĨNH VỰC. Họ học NGUYÊN LÝ GỐC của một môn học/lĩnh vực và SUY RA lĩnh vực khác. Họ luôn nhìn thấy sự LIÊN KẾT giữa những lĩnh vực với nhau.

Chẳng hạn, Trong vật lý, công (A) đi từ điểm B đến điểm C không phụ thuộc vào quãng đường, mà chỉ tính bằng đoạn thẳng BC. Nó giống như trong thực tế, bạn làm nhiều (hiệu suất) cỡ nào, “đi lòng vòng” cỡ nào, thì kết quả cũng chỉ bằng đoạn thẳng BC thôi.

Ví dụ khác, Trong cơ lưu chất (cơ học chất lưu), nếu trong đường ống có 2 pha chất lưu (nước và khí hóa lỏng), động năng của cả dòng chảy sẽ giảm nhiều do 2 pha CẠNH TRANH lẫn nhau. Nó giống như ATTENTION trong khoa học học nhanh, trong cùng 1 lúc, bạn cùng TIẾP THU (Acquire) 2 luồng thông tin, thì tính hiệu quả giảm do thông tin của cả 2 luồng “cạnh tranh” với nhau

Ví dụ khác, Tính tích phân là CHIA NHỎ miền diện tích ra thành nhiều miền nhỏ để dễ tính toán. Nó giống như nguyên tắc “chia để trị” trong lịch sử, trong phương pháp Socrates ở trên.

Trong sinh học, mỗi loài vật đều tìm ra NICHE (môi trường sống) tối ưu nhất của nó trong hệ sinh thái (Ecosystem) để sinh tồn bền vững. Trong kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cũng nên tìm một thị trường (NICHE) để phát triển bền vững. Trong săn học bổng, mỗi ứng viên xuất sắc nên tìm một ngách đi, một USP của bản thân để viết hồ sơ ứng tuyển.

Học ít xài nhiều là khi bạn nắm vững 20/80 kiến thức của một ngành vào ngành khác. Đừng chăm chú làm bài tập cách máy móc như tính tích phân mặt, tích phân hàm và ánh xạ Đại số rồi đi làm bạn chẳng xài 1 chữ nào.

Hãy học có CHỌN LỌC và thông minh.

.Đọc thêm Lateral thinking trong blog thiên tài:

.

10. Đa giác quan (VAKS)

Khi cùng học một thông tin/kiến thức/kỹ năng, ta càng dùng nhiều GIÁC QUAN để học thì LIÊN KẾT THẦN KINH của thông tin/kiến thức/kỹ năng đó càng CHẮC.

Ngày trước, khi tôi luyện nghe Tiếng Anh, tôi KHÔNG BAO GIỜ ngồi nghe.

Tôi luôn ĐỨNG. Tốt hơn là tôi CHẠY BỘ và nghe. Để:

– Vừa NGHE vừa NÓI ngoài trời mà không bị kêu khùng. Thấy cái cây thì phát ra “THE TREE”, con chó thì thốt ra “dog”, trời mưa thì nói to là “rain rain”

– Vận động để tăng hoocmôn tự tin, giảm hoocmon tiêu cực trong cơ thể (kiểm soát cảm xúc)

– Diễn tả những gì đang nghe/nói/NHÌN thành NGÔN NGỮ CƠ THỂ để cùng học ngôn ngữ qua xúc giác (CHẠY), thị giác (NHÌN) và thính giác (NGHE) nữa.

Điều này cũng đúng khi tôi học Dầu khí, Logisitcs và Marketing.

Đa giác quan rất hiệu quả, đặc biệt đối với các thông tin dạng kỹ năng động (BODY Memory)

.

.Đọc VAK trong blog Tiếng AnhReframing

11. COMPRESSION:

Để hiểu thật SÂU một khái niệm/vấn đề, bạn hãy TÓM TẮT nó ở nhiều thể loại khác nhau, với nhiều “kích cỡ” khác nhau.

Trong tháp học tập Bloom, TÓM TẮT là cấp độ số 5 trong 6 cấp độ của kỹ năng tư duy bậc cao (High Order Thinking Skills).

Compression: TÓM TẮT ý chính cách đa dạng, đơn giản bằng sơ đồ dạng chuỗi (Flow-based), Mindmap, Diagraming và/hoặc ACTION Checklist.

Ví dụ, tóm tắt toàn bộ chuỗi cung ứng của công ty ABC trong 1 slide PowerPoint?

Tóm tắt bí kíp chơi Bida, hay Liên Minh, hay bơi lội trong 1 trang A4? Hay bí kíp học nhanh trên một sticker notes?

Chẳng hạn, cái 20/80 của các ngành khoa học xã hội như báo chí, nhân sự, văn hóa là tâm lý học. Tâm lý học là một môn rất “khoai”. Tuy nhiên, nhờ bị ép phải TÓM TẮT cả quyển sách “Tư duy nhanh và chậm” dày 613 trang trong 1 trang Journal, tôi có thể giải thích lại phần lớn các khái niệm trong sách cho một người không biết gì hiểu.

Sau khi ứng dụng phương pháp ĐỌC NHANH với sách xong, Tôi vẽ ra cái Flow, cái NGUYÊN LÝ LÕI của tâm lý con người là LƯỜI SUY NGHĨ, nên sinh ra là hành xử rất PHI LÝ TRÍ (mà cứ tưởng lý trí) và suy ra 10+ hệ quả chính, cũng chính là luận điểm chính của sách.

Hoặc là tôi nén 3 bí kíp học nhanh (Socratid Method + 20/80 + Domino) lại thành một công thức: HỌC NHANH 3C. Đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Nó làm tôi lại ứng dụng tốt hơn những cái mình đúc kết. Và tất nhiên, bạn, người đang đọc những dòng chữ này, rất HAPPY!

.

12. Feedbacks loop:

Feedbacks Loop (Vòng phản hồi) là một trong những chìa khóa để HỌC NHANH.

Khi não tiếp thu 1 thông tin mới, nó sẽ tạo những liên kết thần kinh (neuron) mới. Bạn lập đi lập lại liên kết và ĐÚNG và ĐỦ nhiều lần, nó sẽ vững. Nếu bạn lập lại bị SAI, bạn cần phải sửa chữa sớm chứ không phải Un-learn (quên) rất lãng phí. Giống như bạn phát âm 1 từ trong Tiếng Anh bị sai, lớn lên bạn sẽ khó sửa là vậy.

Vậy nên, bạn hãy luôn họctập/luyện tập CHÍNH XÁC, đảm bảo tạo liên kết thần kinh ĐÚNG. Và hãy luôn THIẾT KẾ vòng phản hồi (Feedbacks Loop) liên tục và chính xác.

Khi bạn giải 1 bài toán, thầy cô chỉ ra lỗi sai, bạn sửa lại cho đúng kèm với LÝ DO tại sao bạn sai, bạn có 1 vòng phản hồi. Khi bạn luyện thanh nhạc, bạn phát âm bị “phô” 1 nốt nhạc, thầy giáo chỉ ra nốt lỗi và bạn sửa. Đó là 1 vòng phản hồi.

Khi học Đại học, bạn thường học cả kỳ rồi mới làm bài kiểm tra để biết mình sai ở đâu? Như vậy Feedbacks loop của bạn quá chậm. Bạn học “lý thuyết “ 4 năm, ra trường xong mới biết kiến thức của mình học quá lý thuyết và không xài thực tế được?

Đã quá trễ, bạn không có thời gian để học lại Đại học.

Khi học Dầu khí ở phong độ đỉnh cao, tôi hỏi bài các giáo sư MỖI NGÀY. Tôi tự đọc sách (bằng phương pháp đọc nhanh), sau đó viết ra 20-30 câu hỏi MỖI NGÀY trong 1 file words.

Trước khi gặp giáo sư, tôi cố gắng trả lời 50% số câu hỏi đó. Rồi tôi gộp các câu hỏi chưa trả lời lại thành 3-10 câu gì đó để hỏi, hoặc ít nhất là XÁC NHẬN LẠI: mình HIỂU KHÁI NIỆM NÀY có ĐÚNG không?

Một lần, 1 thầy trưởng bộ môn (không phải bộ môn của tôi) bảo: “8pm tối rồi, mày cho tao về với vợ tao đi Thịnh” vì tôi hỏi bài nhay quá. Bạn hiểu phong cách đi học của tôi rồi chứ?

Feedbacks Loop quá quan trọng, bạn hãy nắm vững cách thiết kế nó nhé.

.

.Đó là lý do tại sao: bạn nên học kèm Tiếng ANh, thay vì tự học 1 mình, vì có người SỬA LỖI

13. Peer Learning:

Tự học là quan trọng, và việc học với người người khác thì QUAN TRỌNG hơn.

Nó cũng là một cách lấy Feedbacks Loop tốt. Nó là một cách để mình rèn luyện COMPRESSION, thông qua việc dạy lại cho người khác. Theo tháp học tập (Cone of Leanring) việc dạy sẽ giúp mình nhớ 90-100% những gì được học.

Ví dụ, khi năm 2, tôi học môn Địa Thống Kê (môn Domino của ngành Dầu Khí) với anh chị hơn 2 khóa, sau đó dạy cho bạn cùng khóa và anh chị hơn 1 khóa. Tôi học với người khác, đi kèm với tự học ở nhà (Immersed Learning + Deep Practice + ….) làm tôi lĩnh hội môn này rất nhanh. Mà môn Địa Thống Kê là môn Domino nữa, nên tôi học cả chuyên môn ngành dầu Khí dễ hơn, NHANH hơn rất rất nhiều.

Nghĩ theo cách phổ quát hơn, khi tôi CHIA SẺ cơ hội/kiến thức hay đến người khác, tôi NHẬN được rất nhiều giá trị. Tôi làm trợ giảng, tôi dạy nhiều người, tôi học nhanh những cái tôi dạy hơn ai khác.

Bên cạnh có các Mentor để tôi hỏi, tôi nhận vài Mentee (tạm dịch: học trò) để tôi CHO ĐI bí quyết của mình. CHO ĐI là cách tôi master nhanh mọi lĩnh vực của mình.

Cho CƠ HỘI cũng nhận lại cơ hội. Tôi thấy một bài viết hay, tôi share ngay với bạn tôi. Tôi không ngại chia sẻ cách tôi apply học bổng thành công, để rồi tôi nhận được vô vàng thông tin học bổng từ hội bạn bè (peer Group).

Tôi đậu cả chục học bổng mà không tốn nhiều thời gian “săn lùng” là vậy.

Tôi CHO ĐI nhiều, tôi NHẬN NHIỀU NHIỀU HƠN.

Vài post này cũng vậy. Tôi dành ra 2 buổi để soạn ra cho bạn. Tôi tin tôi chia sẻ cái hay đến bạn, mối quan hệ của chúng ta sẽ tốt hơn.

Để, từ đó, Giáo dục Việt Nam ngày càng tốt hơn, bạn nhỉ?

Cuối cùng, chúc bạn áp dụng tốt 13 bí kíp học nhanh này vào MỌI KỸ NĂNG hay CHUYÊN MÔN của bạn nghen

Yêu thương,

TIM VŨ ❤

Credit: bài viết gốc trên Facebook (15/08/2020)

7 thoughts on “13 bí kíp từ khoa học HỌC NHANH

  1. Christopher Minh says:

    chào a Tim,
    E xin phép được hỏi anh một chút ạ.
    Em rất thích học đa các lĩnh vực, lịch sử, địa lý, vật lý,… Em cũng học thêm rất nhiều kĩ năng mới để đánh đổ mấy quân domino đầu tiên của em. Em học thử khoá prompt AI, học trước bản chất ngành Luật (ngành em dự định theo đuổi). Nhưng em vẫn thấy khá mông lung về quân Domino sau cùng của mình. Em phân vân không biết nó sẽ là học bổng du học hay job 3000 USD.
    Em cảm thấy mình thiếu thông tin về công việc của ngành luật mặc dù em đã đi hỏi rất nhiều. Cô giáo, bố, mẹ và nhiều bạn bố mẹ em (đều trong ngành luật). Em thấy phần đặt câu hỏi của em chưa được sắc bén. Em thấy em chưa hiểu rõ được mình muốn hỏi gì và hỏi ra sao để người khác hiểu được nỗi đau của mình. Anh có lời khuyên nào cho em không ạ?
    Em rất biết ơn nếu anh cho em lời khuyên.
    Em cảm ơn a!!

    • Tim Vũ says:

      a đọc các câu hỏicua3 e thì a cũng ko bik phải trả lời sao nữa @@
      a đoán là e đang học lớp 12….

      a ko bik e có nhầm mục tiêu và domino sau cùng gì gì ko? nó là mục tiêu thì đúng hơn
      và a thì a thấy trước khi vào đại học, thì cố gắng chọn trường tốt nhất, đi du học dc thì hay.

      giống a bạn chơi cầu lông vs a, chủ của 1 hãng luật có gần 20 luật sư ấy chớ :))))
      a ấy học tiến sĩ về. nên nếu e có khả năng đi học, thì cứ đi nè

      mong đôi điều chia sẻ của a hữu ích cho e nha
      Tim VŨ

  2. Phạm Ngọc says:

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ rất nhiều về tư duy, phương pháp và giá trị cho mọi người. Tất cả những điều bạn chia sẻ đều chắt lọc, rất hữu ích.

  3. ngọc says:

    a ơi sao e thất e nhỏ nhen quá, e làm đc rất ít cái phần ” cho đi nhiều sẽ nhận đc nhiều hơn” ai hỏi nhờ e giúp j về học cx đc, nhưng mà cứ hêc họ xin, mượn tài liệu mà e cất công tìm kiếm và đi mua về là e thấy cấn cấn do e nghĩ họ cx pk tự tìm mày mò như em….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *