BẬN RỘN “ảo”. Nỗ lực “ảo”

Bạn đôi khi có thấy mình cố gắng nhiều mà ko được nhiều kết quả ko? Đôi khi bạn có tự vấn mình rằng: mình có đang làm những điều đúng đẵn ko?

Để Tim kể cho bạn câu chuyện dưới đây, lúc Tim đang đi du học bên trường PoliTO

BẤT CÔNG HỌC ĐƯỜNG

“Hey man, did you pass the exam?

Yeah, sure. Why not? I passed with 23/30”

Arthur – Thằng bạn người Pháp của tôi há hốc lo lắng.

Lớp tôi vừa có điểm cuối kỳ của môn quản lý dự án (Project Mangement). Nó bị rớt môn. Làm cách nào được?

Tôi cảm thấy tội lỗi…

Nó là đứa bày bài cho tôi khi tôi ôn thi môn này, sau khi tôi đã đi 17 quốc gia Châu Âu suốt cả 3 tháng và về nhà học đề thi các năm cũ.

Đây là tôi take note những gì bạn ấy ôn cho tôi

Vậy mà tôi pass môn với điểm kha khá, còn nó thì lại rớt môn.

Hồi còn học Bách Khoa, tôi đã thường làm bạn bè ghét vì cái kiểu đi học này. Tôi cũng lấy làm thú vị khi họ ghen tị với tôi như thế. Lúc họ còn đang ôn thi cuối kỳ thì tôi đang đi chu du với người yêu khắp miền Trung Việt Nam.

Bạn có lẽ đã từng thấy phong cách “học ít điểm cao” này đâu đó trên trường trên lớp của bạn rồi phải không? Đó có phải là sự tình cờ không?

KHÔNG. Nó không phải hiếm gặp.

Nó phổ biến.

Có một công thức dành cho nó.

Nếu bạn làm chủ được công thức này, bạn sẽ HỌC ÍT ĐIỂM CAO thật sự. Và hãy tin tôi, bạn sẽ LÀM ÍT ĐƯỢC NHIỀU hơn trong mọi thứ.

Để giải thích sơ bộ cho bạn, tôi xin để ngài Richard Koch, tác giả quyển sách “Nguyên lý 80/20 – Bí quyết làm ít được nhiều”, nói hộ. Đây là trích dẫn nguyên văn từ sách (bản dịch của Nhà xuất bản Trẻ in lần thứ 24):

“Nguyên lý 80/20 đã giúp tôi ra sao?

Khi tôi còn là một sinh viên non choẹt tại Đại học Oxford (UK), giáo sư hướng dẫn bảo tôi ĐỪNG BAO GIỜ ĐẾN GIẢNG ĐƯỜNG LÀM GÌ. Ông giải thích “Đọc sách giúp lĩnh hội kiến thức NHANH hơn nhiều” Nhưng đừng bao giờ đọc một cuốn sách từ đầu chí cuối, trừ trường hợp thấy vui thích. Khi anh học, hãy tìm ra những gì cuốn sách đề cập thì nhanh hơn cách anh đọc toàn bộ sách. Hãy đọc kết luận, rồi nhập đề, kết luận một lần nữa rồi để mắt đếnnhững đoạn thú vị”. Điều giáo sư này thực sự muốn nói là 80% giá trị của cuốn sách có thể được tìm thấy ở 20% số trang sách hay thậm chí còn ít hơn,..

….

Tôi làm theo và mở rộng phương pháp học tập này ra. Tại Đại học Oxford không có hệ thống đánh giá liên tục và kết quả được cấp bằng loại gì là tùy thuộc vào kỳ thi cuối kỳ học phần. Tôi khám phá từ những đề thi cũ, tức là bằng cách phân tích các bài thi trước đây, ít nhất 80% (đôi khi 100%) các bài thi có thể làm tốt bằng cách nắm vững 20% hoặc ít hơn khối lượng kiến thức môn học nằm trong nội dung của bài thi. Quý vị giám khảo vì thế có thể ấn tượng tốt về một sinh viên hiểu biết nhiều về một sô ít vấn đề hơn là một người chỉ nắm cơ bản về nhiều lĩnh vực. Nhận thức này khiến tôi HỌC TẬP RẤT HIỆU QUẢ. Kể củng lã, tôi nhận được tấm bằng danh dự của lớp đầu tiên mà không phải học hành vất vả gì lắm. Tôi từng cho rằng điều này chứng tỏ quý vị giảng viên Đại học Oxford thật là cả tin. Nhưng giờ đây tôi lại suy nghĩ, chưa chắc đã đúng, là quý vị giáo sư lúc ấy đang muốn dạy cho tôi biết thế giới nay vận hành theo nguyên lý nào rồi.”

Tôi đọc quyển sách này vào năm nhất Đại học, chiêm nghiêm thực sự và đây là kết quả ảnh chụp màn hình E-learning của tôi ở Bách Khoa của năm 1:

GPA 8.23 cũng không phải là gì so với các bạn thủ khoa ngành Việt-Pháp của Bách Khoa với GPA toàn 9.0

Mà tôi đến lớp mỗi môn trung bình không quá 3 giờ/tuần nếu chia đều cho cả học kỳ. (Đọc thêm e-book)

Đặc biệt, có vài môn tôi chỉ đi học 1,5 buổi (nghĩa là nửa buổi đầu và 1 buổi cuối) như môn Phương pháp tính thì tôi được 9.5/10! Bạn thấy bất công chứ?

Gần cuối kỳ thi, tôi phân tích 20/80 các đề thi năm cũ và đề cương môn học mới để cùng học với bạn giỏi nhất. Tôi lên CHECKLIST chi tiết làm bài cho từng dạng đề, làm đi làm lại mỗi dạng 3 lần và làm nhiều hơn cho những dạng bài tôi hay làm sai. Tôi học cách LÀM BÀI TẬP CHÍNH XÁC cho từng mỗi dạng đề nhỏ chi li.

Và khi sang học ở PoliTO- Châu Âu, Kết quả GPA các môn cũng rất tương tự GPA (27/30)

Và tôi bật mí cho bạn, điều ngài Richard Koch nói ở đây chỉ là một bước CHỌN 20/80 trong công thức HỌC NHANH 3C thôi đấy.

Bạn chắc đã từng nghe câu nói huyền thoại: “Học Bách Khoa khó lắm, qua môn đều đều là giỏi rồi không?”

Vậy tại sao tôi “học ÍT điểm CAO” được?

Bạn có thấy đời bất công không?

Và tôi sẽ chỉ cho bạn tại sao ĐẠI HỌC lại bất công với những bạn học chưa tốt. Đó không phải họ không thông minh (vì khoa học đã chứng minh ai sinh ra cũng có tiềm năng là thiên tài cả!) mà là họ vô tình phạm vào một sai lầm nghiêm trọng, một ảo tưởng.

Ảo tưởng HIỆU QUẢ-HIỆU SUẤT

Thầy cô giáo thường nói “kiến thức không bao giờ thừa”.

Thừa chứ

Trang Tử:” Đời ta thì hữu hạn, mà tri thức thì vô hạn. Lấy cái hữu hạn mà theo đuổi cái vô hạn thì thật mệt mỏi!”

Mỡ this mỡ that. giàu this giàu that. và kiến thức this và that chứ

Khoa học thì có khoa học giả (Pseudo-science) cơ mà

chớ đừng nói tới là Youtube. Hiếm khi xem, xem 1 vài người, lưu lại và set time để take note.

Tháp Bloom: biết → hiểu → áp dụng (practice)

Hãy học đủ sâu, học qua thực hành.

ko thì lại giống bi kịch tên lửa chưa kịp bay lên quỹ đạo như trong video English Trauma

QUality > Quantity thì đúng trong mọi việc

Thay vì cố gắng học nhiều thứ một cách hời hợt, hãy tập trung vào một số ít lĩnh vực và đào sâu vào chúng. Đây chính là tinh thần của câu nói nổi tiếng từ Lý Tiểu Long mà chúng ta đã đề cập ở trên.

Bạn còn nhớ hình ảnh của người bạn H. cùng quê với tôi học Logistics (đọc thêm: E-book). Bạn ấy là sinh viên chuyên Lý hồi cấp 3 bằng cách cần cù làm bài tập. Lên Đại học, bạn ấy cũng cần cù đi học đầy đủ, làm bài tập cần cù như vậy.

Bạn ấy luôn tìm cách quản lý thời gian để tham gia nhiều hoạt động của Đoàn Hội như mùa hè xanh, Câu Lạc Bộ (CLB) khoa học của trường để có 1 cái CV đẹp. H. cũng cố gắng đi học ngoại ngữ ở một trung tâm Toeic gần trường.

Tuy nhiên H. cứ học vẫn không hiệu quả vì bạn ấy có biết khoa học não bộ để vận dụng vào việc học. H. tiếp thu kiến thức thì đã chậm, học đâu quên đó và làm bài thi thì sai lặt vặt.

cứ lèo đèo với 7.0 ở trường, mãi không học được 8.0, chuyện học bổng đi nước ngoài là chuyện xa vời.

Và ra trường, H. đi rải CV, và có một công việc kỹ sư trong một nhà máy dưới Bình Dương lương 8 triệu/tháng. Lương của H. khá hơn các bạn cùng lớp 1-2 triệu vì có khả năng đọc hiểu tài liệu Tiếng Anh chuyên môn kha khá.

Nói chung ra trường có công việc ổn định vậy là cũng được.

Nhưng tôi biết, nếu bạn đang đọc quyển sách này, bạn không khát khao hơn như thế rất nhiều.

Đúng vậy chứ?

Nhưng bạn có thấy bạn luôn có CÂU HỎI giống người bạn H. này ở chỗ:

“Làm sao để quản lý thời gian để làm được nhiều việc ở Đại học?”

Có phải bạn đã từng hỏi chính mình hay người khác như vậy?

Tôi biết bạn là sinh viên có ý chí cầu tiến, nên chắc chắn 100% bạn đã từng hỏi bản thân như vậy.

Nhưng bạn có thấy có mô-típ ở đầy không?

“Làm được NHIỀU việc”. Bạn luôn muốn làm NHIỀU việc đúng không? Đúng. Vì sao? Vì làm nhiều việc mới có nhiều thứ. Vì phải học nhiều mới giỏi. Vì phải học nhiều mới có việc làm. Rồi phải làm việc nhiều mới có lương cao. Phải làm việc nhiều thì mới thăng tiến.

Đúng vậy, bạn luôn suy nghĩ. Phải học/làm NHIỀU NHIỀU NHIỀU.

Vậy tôi hỏi bạn, bạn muốn tuổi trẻ của mình sẽ luôn bận rộn hay rảnh rỗi?

À tất nhiên là….

Bận rộn. Vì sao? Vì bạn có thấy rằng: nếu ai đó hỏi bạn rảnh không và bạn trả lời tao bận rồi, bạn cảm nhận mình quan trọng hơn không?

Bố mẹ hỏi bạn dạo này làm gì? Bạn bảo bạn bận học hành lắm, bố mẹ an tâm và bạn có vẻ tự hào hơn không?

Có. Sở dĩ theo tâm lý học hành vi, BẬN RỘN là cách con người chúng ta cho rằng thời gian của mình là quan trọng (hơn người khác), và gián tiếp khẳng định tính quan trọng của mình. Đây là hành động vô thức của con người. Mặc khác, chúng ta thường được ảnh hưởng bởi văn hóa Á Đông rằng: bận rộn nghĩa là cần mẫn, là chịu thương chịu khó, chăm chỉ,…. nên là tốt, là đạo đức. Còn ai đó rảnh rỗi thì sinh nông nỗi, kiểu “ăn không ngồi rồi”. Kiểu kiểu vậy.

Và thế là ta cứ nhét một ngày học tập/làm việc của mình đầy ắp những To-do list (việc cần làm). Ta nghe theo lời khuyên của những sinh viên “giỏi giang” khóa trên hay các youtuber trên mạng: hãy tranh thủ làm gì đó hữu ích thời gian chết như đọc sách, check tin tức hay nghe Tiếng Anh mỗi sáng. Hãy tranh thủ nghe Radio phát triển bản thân khi đi xe bus. Hãy tranh thủ tham gia càng nhiều hoạt động ngoại khóa càng tốt khi học Đại học để làm đẹp CV, để tích lũy kỹ năng mềm để rồi ra trường làm ở các công ty nước ngoài….

Những người thành công luôn bận rộn đúng không? Nên bạn cố gắng tỏ ra bận rộn cho giống họ. Bạn cảm thấy mình làm việc thật hiệu suất. Oh yeah..

Để rồi ra trường, đi làm 3 năm và rồi là khi đã bước sang tuổi 30 , nhiều người ngẫm lại và chắt lưỡi: “hồi đó làm cái đó chi vậy trời. Thật là lãng phí”

Để tôi dùng lời của Timothy Ferriss, guru (bậc thầy) về tính hiệu suất cá nhân (Productivity) nói với bạn rằng:

“Bận rộn là sự thể hiện của sự lười biếng thiếu suy nghĩ”

BẬN RỘN là thể hiện của việc lười suy nghĩ về sự ƯU TIÊN, và hành động chạy theo hiệu suất thay vì hiệu quả!

Rất rất nhiều sinh viên thường tự hào là 1 ngày mình lấp đầy rất nhiều việc, và tự xem hoàn thành chúng rất hiệu quả. Thế họ đang nhầm lẫn nghiêm trọng giữ sự hiệu quả(Effective) và hiệu suất (Efficient) mất rồi, họ đang chạy theo hiệu suất thôi…

Nếu bạn đang đi về Hà Nội, và tự hào là chạy rất nhanh (80km/h), nhưng chạy đến Đà Nẵng thì mới ngộ ra là: người yêu mình là “gái miền Tây” đang ở Cần Thơ?? Bạn hiểu ý tôi chứ, hãy chạy đúng luật là 60km/h thôi nhưng hướng về phía Nam nhé!

Khác biệt cơ bản của hiệu quả và hiệu suất là:

  • HIỆU QUẢ: làm đúng VIỆC QUAN TRỌNG. Tính QUAN TRỌNG được ĐO LƯỜNG bởi khả năng đạt được MỤC TIÊU CUỐI CÙNG
  • Hiệu suất: làm NHIỀU THỨ, càng được nhiều trong một khoảng thời gian càng tốt. Chẳng hạn bạn học/làm việc 8-12 giờ/ngày thì có vẻ xem là hiệu suất hơn tôi, chỉ làm việc 4-6 giờ/ngày!

Chúng ta thường than đời sinh viên bận quá. Đúng vậy, chúng ta thường rất bận vì bản chất là “CON NGƯỜI THÍCH LÀM VIỆC CỰC HƠN LÀ VIỆC MỚI MẺ nhưng quan trọng”. Nếu những việc bạn làm không thực sự quan trọng rồi thì bạn làm nhiều, làm đẹp nó cách mấy thì nó không trở nên quan trọng hơn.  Và tất nhiên, nó đã không quan trọng thì không giúp bạn đạt được kết quả bạn mong muốn.

Nó cũng là lý do vì sao đa số sinh viên áp dụng các KỸ THUẬT HỌC TẬP của “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” như Trí nhớ, Đọc nhanh hay Poromodo (học theo 25 phút và nghỉ 5 phút) và rồi KHÔNG HIỆU QUẢ.

Vì chúng chỉ là HIỆU SUẤT.

HỌC NHANH 3C mới là hiệu quả, vì nó tạo ra bộ khung (FRAMEWORK) tiếp thu kiến thức mới theo cách thức HIỆU QUẢ, nghĩa là mạng tính CHỌN LỌC ĐIỀU QUAN TRỌNG và dựa trên MỤC TIÊU cuối cùng (Ultimate Goal)

Tất nhiên, cả hai cái đều tốt, nhưng HIỆU QUẢ luôn quan trọng hơn HIỆU SUẤT, bạn đồng ý với tôi không?

Quay trở lại việc học ở trường, nếu tôi không đi học quá 3 giờ/tuần thì tôi đã làm cái gì? Tôi đi chơi long bông trên mồ hôi nước mắt của cha mẹ ở quê nuôi tôi ăn học à?

KHÔNG! Tôi là một đứa cực kỳ ham học, thậm chí có thể được xem là đứa mọt sách.

Tôi trốn học để …. Học chui

Tôi BỎ học các lớp với bạn để đi học các lớp năm 3, 4 và tất cả lớp Thạc Sĩ của khoa tôi

(và vẫn đạt điểm cao nhé. Xem ảnh bên dưới)

Tôi học chui các lớp Lean SixSigma của khoa Quản lý Công Nghiệp Bách Khoa. Tôi ngồi dự buổi Seminar (hội thảo chuyên đề) của khóa “Train the Trainer”, một khóa dạy về Phương pháp dạy học Đại học cải tiến theo kiểu Lean Startup của Vườn ươm doanh nghiệ trường Bách Khoa, dành riêng cho các giảng viên Đại học. Tôi khát khao học những điều như vậy nên xin vào ngồi học.

Tôi đi “học ké” các môn khó nhất của ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là VẬN TRÙ HỌC. Tôi xin cô Lam của Khoa cơ khí cho vào học môn quản trị Chuỗi cung ứng với các anh chị sinh viên năm 4…. Khi tôi còn năm 2!!

Thật à?

Nhiều người đã từng không hiểu và phán xét tôi thế này thế kia.

Nhưng tôi KHÔNG QUAN TÂM!

Tôi nói với bạn rằng: tôi luôn tư duy lệch, tư duy 20/80, và CHỈ QUAN TÂM CHỈ MỘT VÀI ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT. Tôi rất yêu quý bố mẹ tôi nên tôi thề chỉ học những cái thực sự quan trọng để có TƯ DUY HỌC NHANH, để có “não”, từ đó linh hoạt trong thị trường lao động, sự nghiệp tốt và để còn giúp đỡ trả ơn bố mẹ.

Tôi không quan tâm người khác nói gì, vì tôi tin tưởng sự KHÁC BIỆT là vì điều tốt đẹp.

Tôi nghĩ bạn đôi lúc cũng muốn KHÁC BIỆT ĐỂ BỨT PHÁ như vậy, chẳng qua bạn chưa vượt qua được nhiều vòng luẩn quẩn, sự kỳ thị của đại đa số và sức “ì” của bản thân. Chẳng hạn bạn có thể nghĩ rằng: “Lên lớp học thêm CŨNG hay mà”. Nếu lớp học đó bản chất KHÔNG quan trọng, nhưng ta cứ tự thuyết phục bản thân mình là môn học đó “cũng hay” để lên lớp ngồi. Chúng ta thích sự bận rộn để không cảm giác áy náy, lấy sự BẬN RỘN để tránh né học/làm những thứ cực kỳ quan trọng nhưng không thoải mái để làm lắm như thực hành Tiếng Anh chuyên ngành, xây dựng các mối quan hệ hay “một quân Domino” nào đó.

Nhiều “thế lực tinh vi” đã làm bạn không nhận ra và càng ngày càng bận rộn trong một vòng luẩn quẩn. Để rồi khi kịp nhận ra, bạn đã “BỊ” đội cái mũ tốt nghiệp, đuổi khỏi trường và lăn vào đời để “kiếm cơm” rồi. Sau khi đã luẩn quẩn trong một cái gánh xiếc kéo dài 4 năm trời… và bị đá vào bánh xe luẩn quẩn cuộc đời to hơn..

Thế còn tôi? Vậy trong thời gian không đi học ở trường thường xuyên, tôi học những cái thực sự quan trọng là cái gì?

À, tôi làm 3 điều:

1/ RÈn luyện tư duy học nhanh, cái bất biến mà tất cả các công ty rất cần. Tư duy học nhanh là DOMINO của tôi năm nhất, và giờ tôi vẫn đầu tư rèn giũa DOMINO này vì càng ngày xã hội càng CẦN nó. Đi học môn Vận Trù học là một ví dụ về sự đầu tư vào tư duy học nhanh của tôi

2/ Làm thêm 200k/h. Mục đích cuối cùng là để HỌC cách vào đời, học cách áp dụng HỌC NHANH 3C vào tính phổ quát hơn (xem chi tiết ở phần sau)

3/ Áp dụng tư duy học nhanh, cụ thể là công thức HỌC NHANH 3C vào việc học “Hack” CHUYÊN MÔN Dầu khí, (hay Logistics và Marketing sau này), và học Thạc Sĩ từ năm 2

Làm sao để vượt qua?

Bài viết này chỉ ra NGUYÊN NHÂN chính yếu của nỗ lực ảo.

Hãy nhớ: Bạn không nên cố gắng làm nhiều hơn mỗi ngày, cố gắng lấp đầy từng giây bằng một công việc nào đó. Phải mất một thời gian dài Tim mới ngộ ra điều này.

Thật ra, bản năng bây giờ vẫn luôn muốn làm nhiều hơn, bận hơn.
Và mỗi lần như vậy, Tim nhắc bản thân rằng: “Bận rộn thường được dùng như một cái cớ để tránh một số hành động cực kỳ quan trọng nhưng không thoải mái”

Các lựa chọn gần như vô hạn để tạo ra “sự bận rộn”.

Để bạn vượt qua, bạn cần kết hợp 3 điều sau:

  • Tập viết journal mỗi ngày, tự vấn suy nghĩ bản thân bằng phương pháp Socrates.
  • Tập phân tích 20/80 theo video 20/80
  • Tìm cách để làm khác biệt với số đông, vượt qua tâm lý bầy đàn. (học cách bị người khác ghét)

Chúc bạn cuối tuần vui vẻ

2 thoughts on “BẬN RỘN “ảo”. Nỗ lực “ảo”

  1. TH says:

    Vô tình xem được video “Khoa học về Kỷ luật” của anh trên Youtube, rồi 2 ngày nay chìm đắm trong các bài viết trên blog này. Thật sự rất ấn tượng với những gì anh đã làm được, với những kiến thức mà anh chia sẻ cho cộng đồng.
    Em vừa thấy tiếc vì không biết đến các phương pháp học này sớm hơn, nhưng cũng thấy thật may mắn vì giờ đã được biết đến. Em đã có những sự lựa chọn sai lầm, lãng phí thời gian trong thời đại học, em không muốn mình tiếp tục như vậy trong những năm tháng sau này. Các bài viết của anh đã cho em động lực để thay đổi, để bắt đầu lại với những điều thiết yếu. Em không biết mình có thể làm được đến đâu, có thể đạt được những điều mình mong muốn, sống tốt hơn bây giờ hay không nhưng không thử làm sao biết được nhi?
    Em chưa bao giờ bình luận 1 bài viết nào dù là ẩn danh, nhưng hôm nay muốn chia sẻ vừa để thúc đẩy bản thân, vừa để gửi lời cảm ơn đến anh. Cảm ơn anh về những chia sẻ rất hay!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *