Tôi đã săn 9 HỌC BỔNG Đại học như thế nào?

Bí quyết MỚI tôi đã tìm ra để đi du lịch khắp nơi với chi phí 0đ chính là SĂN HỌC BỔNG QUỐC TẾ. Nó đã giúp tôi du lịch 23 quốc gia trên thế giới khi mới 22 tuổi (Đọc thêm: Tôi đã “du học” 23 quốc gia 0đ như thế nào?). Tôi đã sử dụng hiệu quả 9 học bổng trong-ngoài nước mà minh săn được để đi chơi đã đời như thế.

Bạn có muốn những bí quyết đó. Được thôi, hãy cùng theo dõi những chiến thuật săn học bổng, từ săn thông tin đến viết essay, qua hành trình của tôi nhé

CÂU CHUYỆN VỀ 9 HỌC BỔNG CỦA TIM

Trong 4 năm Đại học, đây là 9 học bổng chính mà tôi có được, theo thứ tự thời gian (tôi chèn một vài hình ảnh minh họa để các bạn dễ hiểu)

1/Học bổng sinh viên xuất sắc của Hội Dầu Khí Việt Nam (năm 1)

2/ Học bổng khuyến khích học tập của Bách Khoa (năm 1)

3/ Học bổng sinh viên xuất sắc của Hội Dầu Khí Việt Nam (năm 2)

4/Học bổng P&G CEO Academy Training (năm 3)

5/ Tài trợ toàn phần chương trình YMCA Singapore Volunteer ở Đà Lạt (năm 3)

6/Học bổng khóa học WELL CONTROL level 4 trị giá 20 triệu (năm 3)

7/Học bổng AJ-BCEP Summer School (năm 3)

8/Học bổng 1st AUN Student Weeks (năm 4)

9/Học bổng ERASMUS+ Mobility (năm 4)

Scholarship offer 5350 Euro ~ khoảng 150 triệu

Từ đây trở về sau, khi tôi gọi tắt tên học bổng (x) nào đó thì bạn hiểu nha. ví dụ: học bổng (5) là bạn hiểu là Học bổng P&G CEO Academy Training (năm 3).

Các loại học bổng

Về cơ bản có 2 loại học bổng. 10 học bổng tôi săn được chia đều cho 2 loại, theo thứ tự ở trên là

  • Học bổng tài năng (Merit-based): 1,2,3,4,7
  • Học bổng lãnh đạo (Leadership): còn lại

TƯ DUY và CHIẾN LƯỢC

Để săn học bổng thì rất tương tự như công thức săn Job 1000USD/tháng (Đọc thêm: 3 yếu tố chinh phục Job 1000USD/THÁNG ngay cả khi bạn chưa tốt nghiệp). Sự khác biệt là thị trường ở đây là người trao học bổng (THỊ TRƯỜNG)

Theo quy luật CUNG-CẦU, ta sẽ cho thị trường CÁI HỌ MUỐN để nhận được cái mình muốn (học bổng). Từ tư duy nền tảng này, ta sẽ xây dựng CHIẾN LƯỢC chinh phục học bổng của mình. Thế chiến lược là thế nào?

MỖI LOẠI HỌC BỔNG CÓ YÊU CẦU RIÊNG (CẦU). MỖI NGƯỜI CÓ ĐIỂM MẠNH RIÊNG (CUNG). Vậy nên, ta cần CHỌN LỰA loại học bổng PHÙ HỢP NHẤT với điểm mạnh của mình và mục tiêu dài hạn mà mình hướng đến. Giống như trong kinh doanh, đây gọi là chiến lược THỊ TRƯỜNG NGÁCH.

Tôi đang lên sườn bài essay cho học bổng Erasmus theo quy luật CUNG-CẦU

Thế cái họ muốn là cái gì. Điều này thì tùy mỗi loại học bổng khác nhau.

HỌC BỔNG LÃNH ĐẠO

Đóng góp cho người cho hoạt động. Chẳng hạn

-học bổng (6): Tôi nhiệt tình giúp đỡ các trẻ em và người lớn trong quá trình tình nguyện của họ.

-học bổng (5): Tôi có nhiều kiến thức văn hóa, đa ngành,… để chia sẻ/bàn luận quốc gia ASEAN khác

Đóng góp cho TỔ CHỨC mà người cho hoạt động HƯỚNG ĐẾN. Chẳng hạn

-Học bổng (7): họ biết họ cho học bổng tôi là “lời” vì tôi là đứa hay tổ chức hội thảo chia sẻ cho người khác trong khoa/trường tôi. Và đúng là sau khi đi học cái này về tôi làm seminar (hội thảo chuyên đề) chia sẻ lại liền. Tôi vừa ôn lại bài (công thức F.A.S.T) vừa CÓ GIÁ TRỊ với người khác nữa. Chia sẻ cũng là cách tôi mở rộng các mối quan hệ (networking) nhanh chóng (đọc thêm blog: 17 CHIẾN THUẬT NETWORKING Ở ĐẠI HỌC)

-PR giỏi nhất cho học bổng của họ. chẳng hạn

-học bổng (8) (10): điều này dễ hiểu mà, tôi có nhiều mối quan hệ, tôi hoạt ngôn và chia sẻ về học bổng cho người khác SAU KHI tôi tham gia về. Bạn đang thèm khát học bổng ERASMUS là vì tôi đang PR cho họ, chẳng hạn. hihi

HỌC BỔNG TÀI NĂNG

-Họ khuyến khích bạn học tốt để bạn làm rạng danh cho họ, chẳng hạn

Bạn học giỏi có nhiều học bổng thì rõ ràng bạn gắn kết với người cho học bổng hơn và muốn đóng góp hơn

-Vì đó là trách nhiệm của họ, Đôi khi đơn giản là vậy thôi. Việt Nam chi tiền cho giáo dục, nên trường Bách Khoa phải chi một phần cho các sinh viên có GPA cao.

BẠN THỂ HIỆN GIÁ TRỊ bằng cách nào?

OK! Thế thì rõ ràng là chúng ta sẽ tạo giá trị đóng góp cho họ, hoặc ít nhất là thể hiện TIỀM NĂNG (potential) của đóng góp ấy.

Thế ta thể hiện bằng cách nào? qua Profile (hồ sơ) săn học bổng của ta.

Theo kinh nghiệm cá nhân, Profile thường được đánh giá với tỷ trọng mỗi phần thế này. Tỷ trọng thành công thì tùy mỗi học bổng mà khác nhau:

# Criteria (tiêu chí đánh giá) Tỷ trọng quan trọng
1 GPA + Tiếng Anh 20-40%
2 USP Story (to CONTRIBUTION ) 30-50%
3 Độ đẹp + độ liên quan của các hoạt động trước. 20-40%

Mình sẽ phân tích mỗi yếu tố ở trên chi tiết:

(1) GPA và Tiếng Anh

Đây là “mô-típ” chung, các người chọn học bổng qua đó đánh giá khả năng tư duy học tập cơ bản của bạn, cũng như sự thiện chí trong học tập của các bạn.

Nếu có một chứng chỉ Tiếng Anh như IETLS, thì là một điểm cộng lớn. Nếu không thì cũng không sao cả, hãy “khoe” kỹ năng NÓI Tiếng Anh của bạn khi phỏng vấn và kỹ năng viết của bạn khi viết luận.

*Các chương trình TOP hiện nay thường “mong đợi” GPA 3.0/4.0 (hoặc 7.0/10) và Ielts 6.0 là điểm tối thiểu. Nếu bạn muốn có 2 điều trên, hãy ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC NHANH để có thể TỰ HỌC nhanh IETLS 6.5 trong 1 tháng như mình hoặc GPA >8.0/10 như mình. Bạn chẳng cần phải thông minh để làm được, nhưng PHẢI CÓ chiến lược và phương pháp ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH HIỆU QUẢ để làm.

**Có một tin vui cho bạn là tỷ trọng của phần (1) này ngày càng giảm nhé, đặc biệt với các chương trình sinh viên quốc tế!

(2) USP Story (to CONTRIBUTION) -Câu chuyện mà bạn kể, đặc biệt là kể về sự cống hiến

Hãy thể hiện sự xuất sắc của bạn qua câu chuyện, được tổng hợp từ những hoạt động bạn đã làm. Bạn hiểu họ cần gì, bạn viết làm sao để ĐIỀU HƯỚNG đến việc mình làm tốt nhất (USP của bản thân) để họ cảm thấy bạn là người giỏi nhất PHÙ HỢP NHẤT. Nếu thêm một chút CẢM XÚC trong câu chuyện bạn kể nữa thì bạn sẽ là người được họ chọn, chứ không cần phải quá cao siêu thành tích gì gì. Và người ta hay có cảm xúc với những chuyện về sự cống hiến kiểu như: “Sau khi đi về tao sẽ chia sẻ và PR kiến thức chương trình này cho các sinh viên trường tao…”. Đây cũng là cách ưa thích mà TIM hay viết, và viết thì mình làm thật!

Đây là yếu tố không rõ ràng nhất, nhưng chiếm tỷ trọng cao nhất. Những người bạn cùng tuổi mình được học bổng đi DUBAI, PHÁP hay ĐAN MẠCH khi còn là sinh viên cũng thừa nhận với mình điều này.

Điều này rất khó để mô tả ở đây, vì nó rất case-by-case (tùy tình huống) nên tốt nhất bạn tìm một khóa học nhỏ nào đó để có người sửa bài cho bạn.

 (3) Các hoạt động/học bổng trước

Các hoạt động/học bổng trước của bạn phải LIÊN QUAN tới mục tiêu tuyển chọn của học bổng bạn đang hướng đến. Nhưng thông thường, các người cho học bổng chỉ đánh giá chủ yếu đến cái tên của học bổng chứ không biết quy mô nó như thế nào.

Vậy thì bí quyết là:

“Xoàng nhưng cái tên nghe to tốt hơn nhiều”

Đây thực sự là bí mật của các “chuyên gia săn học bổng”, họ BẮT ĐẦU tìm các chương trình nhỏ, bán phần trước nhưng CÁI TÊN NGHE RẤT “KÊU”. Tham gia 1 chương trình “ngách” mang tên ghê ghê, thì tốt hơn là các chương trình lớn lớn mà tên nghe ko “kêu”.

Ví dụ: Chương trình “Biến đổi khí hậu toàn cầu ở Singapore” hỗ trợ toàn bộ trừ vé máy bay sẽ tốt hơn cho profile của bạn hơn là học bổng toàn phần “nhà lãnh đạo trẻ ASEAN ở Indonesia”. Bạn hiểu ý tôi chứ?

CASE STUDY ERASMUS+ 5350 EURO của TIM VŨ

Đây là quy trình 5 bước để TIM săn bất kỳ học bổng nào ở MỖI HỌC KỲ. TIM cũng áp dụng với học bổng ERASMUS+

CHUẨN BỊ

Đây là các nguồn thông tin học bổng của mình. Mình thường xuyên cập nhật thông tin và LÊN KẾ HOẠCH NỘP ĐƠN TỪ RẤT SỚM:

1/ Các trang thông tin

 https://www.youthop.com/ hay

https://www.fb.com/YO.YouthOpportunity/ hay

http://www.opportunitydesk.org/ hay

www.ybox.vn

2/ Thầy cô trong khoa/trường hoặc các doanh nghiệp/tổ chức

Bạn có thể tìm hiểu các chương trình “ngách” ít người biết thông qua Website Phòng quan hệ đối ngoại của trường, Văn phòng Khoa

Ví dụ: Chương trình “tài nguyên bền vững” cho sinh viên khoa địa chất và khoa môi trường các trường kỹ thuật. Đây là những cơ hội tính cạnh tranh thấp hơn nhiều các chương trình to tác trên kia nhưng “độ sướng” cũng không ít. Tôi xin tiết lộ các bạn đây là kênh mình thích săn nhất.

Đây là link thông tin học bổng ERAMUS+ ngày ấy TIM “tình cờ” thấy:

http://iro.hcmut.edu.vn/tin-tuc/politecnico-di-torino-polito?lang=vi

3/ PEER GROUP

Các nguồn thông tin từ hội PEER GROPU của bạn ở nước ngoài hoặc Việt Nam.

Sau khi nói chuyện với một anh bạn trong hội PEER GROUP, tôi biết được các thông tin chương trình quốc tế. Anh ấy cũng là người chỉ cho tôi các nguồn uy tín. Và đây cũng là lý do tôi đã apply thành công YMCA, học bổng số (6) ở trên!!

VIẾT HỒ SƠ

Quan trọng là cả 3 hồ sơ này phải STACK (Cộng hưởng) với nhau thành USP STORY của bạn. Nó giống như là bạn có 3 loại bằng chứng của cùng một vụ án vậy.

Resume/CV (30%)

Resume của TIM thì thường có 7 phần

1.Personal Info: TIM viết ngắn gọn họ tên, email, tài khoản linkedin.

2.Executive Summary: tóm tắt CV trong 2-3 câu, nói cách tổng thể nhất GIÁ TRỊ DUY NHẤT (USP) của mình cho họ là gì.

3.Education: nêu ra quá trình học tập, kèm GPA của mình

4.Honor & Awards: show ra 2-3 thành tích PHÙ HỢP và TỐT NHẤT đối với người cho học bổng. Ở đây TIM show ra

5.Work Experience: nghiên cứu khoa học, thực tập (internship) có thể thêm vào đây.

6.Extra-curricular: TIM thêm các hoạt động “nghe ngon ngon” ở đây

7.Reference: thêm 1-2 giáo sư có uy tín trong trường

SoP (Statement of Purpose) (40%)

Nó còn được gọi là Letter of Motivation/Motivation Letter hay Statement of Purpose (SoP). Tóm lại là thư xin học bổng. Nếu đi ứng tuyển công việc thì gọi là Cover Letter

Sau khi đúc kết từ một chuyên gia săn học bổng đi Dubai, Pháp và Đan Mạch (khi mới là sinh viên năm 3-4), và nhiều chuyên gia khác, tôi đúc kết một cấu trúc bài SoP của tôi gồm 5 phần (5-6 đoạn) như bên dưới:

Cấu trúc viết SoP của TIM

Viết SoP giống như viết thư quảng cáo (Copywriting). TIM đã học kỹ năng viết lách nên khi áp dụng vào điều gì cũng rất giống nhau.

Hãy nhớ, chỉ nêu các điểm mạnh độc nhất (USP) của mình, viết thật ngắn gọn bằng cách DẪN CHỨNG SIÊU CỤ THỂ. Tốt nhất là bằng một CÂU CHUYỆN nhiều cảm xúc.

Và không quên có LỜI HỨA đóng góp cho họ.

Giống như huyền thoại viết quảng cáo David Olivy có nói: “Lời hứa là linh hồn của quảng cáo”

LoR (Letter of Recommendation) (30%)

Thư giới thiệu (LoR) thành công thì nhờ 3 yếu tố nhỏ:

  1. Định vị của người viết cho bạn: Người viết cho bạn càng có địa vị cao ở trường/xã hội thì bạn càng có uy tín. Dễ hiểu mà phải không?
  2. Sự gắn bó (có căn cứ) giữa họ với bạn: nếu bạn tìm ông hiệu trưởng trường viết cho bạn mà bạn chẳng làm việc gì với ổng thì có lẽ không hợp lý lắm. bạn có thể chọn giáo viên chủ nhiệm năm 2 viết cho bạn vì cả hai đã có thời gian làm việc với nhau.
  3. Viết luận: đây chỉ là kỹ thuật. Về cơ bản cấu trúc nó khá giống SoP, tuy nhiên là bạn viết ở ngôi số 3, tức là ai đó khác viết về bạn.

Bạn có thể nhờ thầy/cô viết hoặc tự viết rồi nhờ thầy cô review lại và ký.

Mentor, cũng là giáo sư hướng dẫn của tôi là trưởng khoa. Thầy bảo tôi viết và thầy review lại, rồi dùng bản đó thay đổi nho nhỏ cho phù hợp với các loại học bổng khác nhau.

Trong LoR, tôi chủ ý viết các ý mà trong SoP chưa nêu rõ nhưng nhà cho học bổng rất muốn nghe. Tôi sử dụng uy tín của thầy mình để verify (thuyết phục) những dẫn chứng mình đưa ra.

Vậy nên, khi có học bổng gì, như Erasmus+, tôi chỉnh sửa đôi chút cho phù hợp, email và thầy ký nhanh gọn lẹ và scan lại cho tôi. Dưới đây là bản scan của LoR ngày ấy..

Giấy tờ khác

Hàng mớ thứ phải làm đẻ có thể apply những cái học bổng khủng. Behind the scenes có lẽ hơi phức tạp so với bạn tưởng tượng. Phương pháp CHECKLIST để xác định từng cái nhỏ để làm rất quan trọng

Ngoài các 3 giấy tờ học bổng cơ bản trên, trong quá trình săn học bổng, bạn phải chạy lung tung lên để xin các loại giấy tờ lặt vặt khác. Nhiều người bỏ cuộc ở bước này vì nó khá lằng nhằng và phải “đàm phán” với nhiều bên

  • Giấy tờ xin phép của Khoa: bản tương đương môn, công văn bảo lưu học tập,…
  • Giấy tờ xin phép của trường: xuất ngoại, nhập học lại đúng hẹn,..
  • Hồ sơ VISA: chứng minh hồ sơ booking vé máy bay, chỗ ở,..

Tôi sử dụng phương pháp CHECKLIST để lên chi tiết kế hoạch phải làm từng loại hồ sơ, đàm phán với từng người như thế nào.

LƯU TRỮ THÔNG TIN

TƯ DUY HỆ THỐNG rất quan trọng để học nhanh. Và tư duy hệ thống cũng giúp chúng ta cải thiện trí nhớ cũng như lưu trữ thông tin.

Để apply nhiều học bổng, bạn phải có khả năng lưu trữ cách hệ thống và khoa học những hồ sơ học bổng, essays các phiên bản khác nhau, giấy tờ scan, giấy tờ mềm,….

Đây là một ảnh chụp trong Folder apply học bổng Erasmus+ của tôi

APPLY

Hoàn thành rồi thì hãy soạn 1 cái email thật chỉnh chu, đúng “công thức” để gởi nhé bạn.

Gởi Email chúng ta nên tham khảo các email dạng công sở để gởi cho chuyên nghiệp.

Nhớ đính kèm file hồ sơ, đặt tên cho đúng quy chuẩn để người ta có ấn tượng tốt từ lần đầu tiên.

NHẬN KẾT QUẢ. Ola!

Và ngày đó cũng tới!

Lúc tôi đang đi nghỉ hè ở thành phố Vũng Tàu, tôi check email thì thấy email thông báo kết quả, đính kèm với Scholarship offer sang chảnh :)))

Email từ phòng quan hệ đối ngoại của trường PoliTO
Scholarship offer 5350 Euro ~ khoảng 150 triệu

ENJOY!

Và tiếp theo, mình lên KẾ HOẠCH CHI TIẾT để travel khắp châu âu (Đọc thêm: Tôi đã “du học” 23 quốc gia 0đ như thế nào?)

Mong những ai đọc bài viết này có thể hoàn thành giác mơ chinh phục học bổng ở trời Tây của mình nhé ^^

Học bổng của Tim Vũ

Nếu bạn có IELTS 7.5 trở lên, hoặc đang đi tu (tôn giáo nào cũng được), hãy viết 1 email (cover letter) gởi tim@timvu.vn để nhận học bổng 100% cho E-learning của Tim. Thân ái

5 thoughts on “Tôi đã săn 9 HỌC BỔNG Đại học như thế nào?

  1. Pingback: 7 BÍ QUYẾT ĐỂ THÔNG MINH NHƯ THIÊN TÀI – Tim Vũ

  2. Dương Nguyễn Anh Duy says:

    First of all, I would like to thank you for sending me a valuable lesson, thank you for passing on your experiences to our future generations, in which people like you are the forerunners. This is truly a valuable lesson. I will learn and share these lessons with my friends. Finally, I would like to wish you good health and success in your career path.

  3. Phuong says:

    I’m truly grateful for this invaluable information. I have recently dreamed of getting a scholarship to study overseas. To be honest, I don’t have many academic achievements so far in my journey. However, I am taking initial steps to improve my background. Therefore, I greatly appreciate receiving this guidance at the beginning of my long-term educational endeavors.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *