Các bạn trẻ luôn học tập mỗi ngày, đọc sách phát triển bản thân mỗi ngày, nhưng rất hiếm khi học cách học. Trường học thì chẳng bao giờ dạy điều này. Họ luôn muốn chúng ta tin rằng “cần cù BÙ thông minh”, để rồi lại bù đầu trả tiền cho trường học và cắm đầu học thụ động.
Điều đó chẳng sai.
Nhưng ở thế kỷ 21 này, đó là lý do chính tại sao >95% các bạn sinh viên ra trường không có việc làm ưng ý với mình.
Năm 2014, tôi là một chàng sinh viên nhà quê từ Bình Thuận lên Sài Gòn. Tôi không giao tiếp Tiếng Anh được, tôi học Đại học chán ngắt. Tôi tự ti với các bạn học trường chuyên..
Cho đến khi… tôi nghe được câu
“Các thiên tài đạt được NHIỀU hơn khi họ làm ÍT đi”
Câu nói này của Vinci đã thức tỉnh tôi.
Cái ngày xoay chuyển tuổi sinh viên của tôi có lẽ là ngày tôi biết được những bí mật của Leonardo de Vinci, thiên tài của mọi thiên tài. Ông là người thiên tài theo cả 8 loại hình thông minh, là người phát minh ra tàu ngầm, xe tăng, tàu lặn, đại danh họa với các tác phẩm để đời như Mona Lisa, nhà địa chất học, nhà phẩu thuật học, nhà thiên văn học, nhà A, nhà B, nhà C mà tôi không kể tên hết ở đây.
Từ khi biết được những bí mật đó, tôi đã THAY ĐỔI niềm tin thành:
“Cần cù ĐỂ thông minh”.
Tôi rèn luyện để nên thông minh hơn, toàn diện hơn, HỌC NHANH hơn mọi điều mà tôi muốn. Madcolm Gladwell nghiên cứu: thiên tài 99% là nỗ lực, 1% là có sẵn. Tất nhiên, nỗ lực phải đúng chỗ, đúng phương pháp và đúng CÔNG THỨC.
Đây là bài Blog chia sẻ về 7 CÔNG THỨC THIÊN TÀI mà tôi đã nghiền ngẫm, rèn luyện và mô phỏng (Modeling).
Mỗi phần được cấu trúc bằng việc tôi đưa những trích dẫn của chính Vinci, những bài học từ Vinci, những ví dụ chính tôi áp dụng ở Đại học để bạn dễ hiểu. Mong nó hữu ich với bạn. Và quan trọng hơn, mong bạn áp dụng nó hết mình.
Bạn hoàn toàn có thể giống thiên tài hơn nếu bạn luyện tập.
1. TÒ MÒ
“Tình yêu lớn và sự hiểu biết sâu rộng về điều mà ta quan tâm được sinh ra từ chân lý” – Vinci –
“Tôi chẳng có tài năng gì đặc biệt, tôi chỉ có niềm đam mê tò mò vô hạn” – Albert Einstein –
Tất cả những người vĩ đại đều giống nhau ở chỗ: CÂU HỎI. Great minds ask great questions. Họ luôn đặt những câu hỏi cho bản thân và luôn là những câu hỏi khác biệt. Vũ khí bí mật của họ là những quyển sổ tay (Journal). Dưới đây là 3 cách họ áp dụng: Genius Journal, sức mạnh tiềm thức và Self-learning attitude.
GENIUS JOURNALS
Vinci có rất nhiều Journal. Một trong số đó là quyển là Colex được Bill Gates mua lại với 30,8 triệu USD.
Mỗi ngày Vinci đều chọn một chủ đề nào đó, cố gắng quan sát và viết tất cả những câu hỏi của mình xuống. Ông viết rất lộn xộn. Cho đến một lúc, ông tổng hợp lại chúng thì nó ra những giải pháp mới rất sáng tạo.
Tôi áp dụng điều này triệt để vào mọi khía cạnh trong cuộc sống của mình.
Từ năm 1 Đại học, một trong những nghi thức hằng ngày của tôi là 30-min JOURNALING, nghĩa là viết sổ tay 30 phút liên tục. Mỗi sáng, trong khoảng 4-6am, tôi dành ra 30 phút để đắm chìm vào việc cứ viết ra mọi thứ tôi nghĩ mà không chỉnh sửa gì cả (đó là lý do tôi hay dùng viết chì). Giống như Vinci nói: “Say khi viết”, khi viết tôi coi trong số lượng hơn chất lượng. Nó giống như tôi đang mơ tỉnh (stream consciousness) vậy.
Tôi thường bắt đầu quá trình này bằng cách đặt từ 5 đến 10 câu hỏi khác nhau để mổ xẻ vấn đề mà tôi còn thắc mắc như cách hack điểm GPA, chiến lược học vượt, làm sao để networking với anh CEO, ý tưởng essay học bổng đi Châu Âu, cách để em yêu của tôi hết giận, mục tiêu Domino của tôi học kỳ này là gì,..
Tôi chưa vội trả lời hết những câu hỏi này, tôi chỉ cần đặt câu hỏi trước và thuận theo DÒNG SUY NGHĨ. Tôi thường viét những suy nghĩ này vào quyển GENIUS journal (đọc thêm: 5 quyển JOURNALs của TIM VŨ). Các ảnh chụp Journal trong Blog này là từ GENIUS Journal của tôi. Nó rất tương tự với phương pháp truy vấn Socrates.
Nó cứ như một phép thuật. Tôi càng đắm chìm vào suy nghĩ, cứ viết viết viết thì sau khi ngồi ngẫm lại, tôi lại thấy những ý tưởng kim cương của mình. Những quyết định đột phá của tôi ngày tháng 20 tuổi đều từ đây mà ra.
SỨC MẠNH TIỀM THỨC
Hầu hết chúng ta sợ căng thẳng (stress)
Nhưng các thiên tài thì không. Vì ngoài căng thẳng tiêu cực ta thường nghĩ, có một loại căng thẳng, gọi là căng thẳng tích cực (eu-stress). Nó có nghĩa là căng thẳng vừa đủ và ta CHỦ ĐỘNG kiểm soát. Ta tạo ra áp lực, chẳng hạn về thời gian, để ta hoàn thành việc gì đó để ta “ép xung” bản thân lên một level cao hơn.
Các thiên tài luôn gặp những vấn đề hóc búa vượt qua khả năng ý thức của họ. Vậy nên, họ tạo ra căng thẳng ở mặt ý thức, chẳng hạn ngồi bù đầu bức trán với một công thức/phát minh nào đấy hàng giờ liên tục. SAU ĐÓ, họ thả hồn họ thật sự thảnh thơi đầu óc MỘT MÌNH vào cả hàng giờ sau đó. Và chính khi họ “thả hồn vào mây” đó, những ý tưởng LỚN xuất hiện. Họ ghi nó ngay vào Journal của họ. Đó là những ý tưởng được gởi lên bởi tiềm thức (subconscious mind). Đó là bí mật của sự SÁNG TẠO.
Rất nhiều nghiên cứu đã nói về bí mật này, chẳng hạn sách “Think and Grow Rich” và “Science of getting Rich”, có thể gọi chúng là những “khoa học về sự thành công”.
Ngày ấy, trong khi bạn bè đang đi học trên lớp, tôi chọn ở nhà để tự học. Tôi muốn rèn luyện tư duy học nhanh của mình hơn là cứ lên lớp nhét chữ vào đầu.
Tôi hay đi dạo MỘT MÌNH ngoài biển (ở quê), chạy bộ ở công viên. Tôi thiền mỗi ngày, đi lễ thường xuyên TRONG KHI TẮT ĐIỆN THOẠI. Thời khắc mà tôi nghĩ tôi phải chọn Mentor nào, hay ý tưởng chủ đạo trong essay apply đi Châu Âu, đều là những lúc tôi đang chạy bộ. Bạn đọc những blog khác của tôi sẽ thấy.
Tôi luôn mang theo quyển Journal bên mình, mỗi khi có ý tưởng gì, tôi đều viết nó xuống thật nhanh bằng viết chì. Tôi khi, tôi sketch nhanh những hình ảnh mình thấy được. Những hình ảnh Journal trên những bài Blog của tôi bạn cũng sẽ cảm nhận được. Đôi khi tôi thấy hơi khó chịu khi không có JOurnal bên cạnh, giông giống tỷ phú Richard Brandson một lần vì quên đem Journal nên viết luôn vào Passport (Đọc thêm: 5 quyển JOURNALs của TIM VŨ)
Nói tóm lại, họ làm việc căng thẳng hơn (cách chủ động) và thư giãn thật sự hơn
SELF-LEARNING Attitude
Các thiên tài luôn luôn ham học hỏi. Họ xem TRÍ TUỆ là sức mạnh, là sự tự hào của họ. Họ không dừng lại ở việc học kiến thức thuần túy ở giáo dục truyền thống. Họ luôn đi tìm kiếm cái đẹp, cái chân thiện mỹ và CHÂN LÝ bằng cách tự chiêm niệm trong cuộc sống
Họ luôn đặt lại các vấn đề khi học trên trường. Giống như Einstein, Steven Hawking và Edison, họ nhiều khi bị xem là mắc chứng hội chứng tăng động thái quá (BHD).
Người ta chưa giải thích được tại sao các thiên tài lại có điểm chung này cho đến các nghiên cứu như bài Ted Talk: “Do schools kill creativity”. Bill Gates phải bỏ học?
Thêm nữa, khi học điều gì, họ thường đắm chìm vào nó trong tĩnh lặng một mình (self). Họ tập trung cao độ. Nó giống như cách học IMMERSED LEARNING của Tony Robbins
Đây là lý do sau khi cày tư duy học nhanh bằng cách mô phỏng Vinci (và nhiều thiên tài khác), tôi LỰA CHỌN tự học English trong 3 tháng liên tục (12 giờ/ngày) thay vì đi học Anh Văn ở trường. Và sau đó, tôi thi lấy bằng TOEIC và miễn cả 4 môn Anh Văn của Đại học Bách Khoa. Tôi học tập và làm việc theo chiến lược Domino, nghĩa là một việc lớn kéo dài 2-3 tháng tập trung cao độ và nghỉ 1-2 tuần thật thảnh thơi
2. CHỨNG MINH
“Một cuộc đời không suy ngẫm thì không đáng sống” – Vinci –
XÉT LẠI NHỮNG GIẢ ĐỊNH/NIỀM TIN CĂN BẢN
Trong thuật phản biện (Critical thinking), một trong những khía cạnh lớn để đem ra bàn luận là CÁC GIẢ ĐỊNH (hypothesis). Suy nghĩ của chúng ta và các luận cứ phản biện sẽ dựa trên các giả định sẵn có. Mà, các giả định, hay nói cách khác là hệ niềm tin (belief system) của chúng ta được định hình từ nhỏ qua các thông tin đầu vào (INPUT). Đầu vào của chúng ta là gia đình, bạn bè, anh chị em, thầy cô,.. từ khi mới chào đời.
Các thiên tài luôn suy ngẫm về những giả định/niềm tin của bản thân họ. Họ đặt những câu hỏi TẠI SAO. Chính sự tò mò ở bước 1 làm cho họ mong muốn khám phá LẠI về những niềm tin hay sự thật căn bản.
Chẳng hạn, trước Einstein, đã có nhiều người đã “mém” nghĩ ra về thuyết tương đối của thời gian. Lý do lớn nhất tất cả họ đều bế tắc dù nghiên cứu vài chục năm trời cho đến khi chết mà chưa tìm ra được CHÂN LÝ chính là vì họ đã GIÀU KINH NGHIỆM. Họ quá TIN vào thuyết TUYỆT ĐỐI về thời gian của Newton. Cái bóng của thiên tài Newton quá lớn đến nỗi họ TIN mà không đặt lại giả định đó dù đã sát tới “chân lý”.
Chỉ có chàng Einstein 20 tuổi mới dám “khùng khùng” lật lại vấn để, bẻ gãy nguyên tắc. Chàng trai đã mổ xẻ nó cách căng thẳng tích cực (eu-stress), và một ngày nọ tiềm thức đã cho ông tình cờ tưởng tượng ra tia sáng cầu vồng. Ông đặt ra câu hỏi: Nếu thời gian là TƯƠNG ĐỐI thì sao nhỉ? Thì tốc độ tia sáng là hằng số phải không? CHUỖI NHỮNG CÂU HỎI tò mò đó là cội nguồn của công thức siêu việt nhưng tối giản: E=mc2 mà vài thập kỷ sau người ta vẫn không thể hiểu nổi tại sao ông nghĩ ra được.
“Tốt là kẻ thù của Vĩ Đại” là vậy
TÔI BẮT CHƯỚC VINCI VÀ EINSTEIN thế nào?
Nếu bạn đọc các bài blog của tôi, /e-book của tôi, bạn dễ nhận thấy cá tính không bình thường của tôi.
Tôi luôn tìm cách làm ngược lại so với người khác. Tôi nhận thức được sự không bình thường của mình. Vì tôi cố tình.
Vì sao tôi làm vậy? Vì tôi muốn đặt lại những vấn đề của mình.
Chẳng hạn tôi là người Công Giáo, đôi khi tôi đặt câu hỏi tại sao tôi phải tin vào Chúa Giêsu. Tại sao Triết học tôi học ở Đại học lại là duy vật chất chớ không phải duy tâm? Tôi lật lại vấn đề bằng cách tìm hiểu sâu xa các sách thần học, triết học, lịch sử Trung Đông để củng cố niềm tin của mình. Và bạn cũng biết, tôi đã đi khắp Châu Âu để tận mắt thấy và tin.
Tôi cũng tự hỏi rằng: TẠI SAO TÔI PHẢI ĐI HỌC ĐẠI HỌC?
Và chính câu hỏi này đã làm tôi bị stress vài tháng cuối năm nhất. Tôi bi quan kinh khủng. Tôi nhận ra nhiều sự thật về giáo dục Đại học tới mức tôi muốn nghỉ học (dù điểm số của tôi đừng top của khoa). Hãy đọc các bài Blog khác của tôi để hiểu rõ hơn (Đọc thêm: Tôi đã học THẠC SĨ khi còn năm 2 như thế nào)
NIỀM TIN GIỚI HẠN
“Tôi tỉnh dậy khi cả thế giới này còn đang say ngủ” – Vinci
Nếu bạn tìm hiểu về khoa học thần kinh, bạn sẽ thấy rằng bạn đang sở hữu cỗ máy siêu việt thu nhỏ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định con người chỉ sử dụng 2-10% khả năng của não bộ. Tuy nhiên, vì cái bóng của cha mẹ bạn quá quá lớn, bạn đã nghe đi nghe lại những câu nói này nên nó đã thành sự thật trong đầu bạn: “cần cù bù thông minh”, “chỉ cần ra trường có công việc ổn định là cha mẹ vui lắm rồi”.
Đó chính là căn nguyên của sự HỌC CHẬM của bạn hiện tại, và cũng sẽ hối tiếc của bạn sau này khi tuổi thanh xuân đã qua đi.
Vậy nên, điều đầu tiên các bạn cần SUY NGẪM những niềm tin/giả định căn bản của bạn từ đầu mà ra. Sau đó, ta kiểm định những niềm tin đó có đúng hay không, với các phương pháp phản biện và nguồn thông tin (INPUT) tốt. Nó giống bước UN-LEARN của Jim Kwik
Đầu vào như Bullshit thì đầu ra cũng như bullshit. Chúng ta phải luôn kiểm định chất lượng thông tin đầu vào (INPUT). Bạn nghe nhiều báo chí Việt Nam thì bạn đang bị hệ tư tưởng lệch lạc ăn vào đầu rất nhiều. Điều này nhiều đến mức bạn muốn kiểm soát chất lượng đầu vào cũng không nổi.
Kiểm định thông tin đầu vào (INPUT) là chìa khóa của tư duy phản biện, của sự tự do đích thực. Tự do trong SUY NGHĨ. Bạn càng suy ngẫm, bạn sẽ càng nhận ra: bạn không tự do như bạn thường nghĩ.
Tất nhiên, tôi KHÔNG đọc báo chí Việt Nam từ năm 18 tuổi. Tôi cũng KHÔNG sử dụng Facebook Newsfeed.
Tôi giữ đầu óc của tôi.
3. HIỂU VÀ VƯỢT QUA CÁI TÔI CÁ NHÂN (EGO)
“Tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả” – Vinci –
Bản ngã hay cái tôi là khái niệm của nhà phân tâm học lỗi lạc Sigmund Freud, được hiểu nôm na là một phần trong chính con người bên trong của bạn.
Con người chúng ta về bản chất có CÁI TÔI (ego) rất lớn. Và đó chính là nguyên nhân của việc ta dừng học những điều hay lẽ phải, tìm kiếm chân lý thật sự. Ta khi nào cũng nghĩ : “tôi biết rồi”. Ai cũng bị chi phối điều này, ít nhiều.
95% thành công để đời của Einstein chỉ bọc lộ trong 5% số năm tuổi của ông, nghĩa là trong những năm đầu sự nghiệp (20-25 tuổi). Vì sao? Vì khi Einstein già cỗi đi, ông cũng không thoát khỏi chính cái bóng của chính mình và không chấp nhận những khoa học tiến bộ hơn, chẳng hạn thuyết bất định trong cơ học lượng tử. Ông khước từ nghiên cứu của thiên tài vật lý Stephen Hawking
Tôi càng đi ra thế giới, tôi thấy mình càng NGU. Tôi càng nhận ra người hiểu biết họ thường ít nói. Tôi càng chơi với họ, tôi càng thấy mình nên ít nói đi, và lắng nghe nhiều hơn. Thế là tôi dần dần “thích” trong cái môi trường mình bị NGU đó, dù nó nằm ngoài vùng thoải mái dễ chịu (Comfort zone) của tôi. Vì sao tôi chấp nhận cái NGU của mình và liên tục học hỏi ngoài vùng Comfort Zone của tôi? Vì đó là môi trường mà tôi học nhanh nhất.
Mỗi khi tôi trưởng thành hơn, tôi luôn biết rằng, tôi chỉ nhảy ra một cái giếng lớn hơn mà thôi. Vinci càng thấu đáo ông càng nhận ra ông chẳng biết gì cả. Ông nói rằng: “Tôi thức giấc khi cả thế giới đang ngủ say”
Tóm lại, bỏ bớt cái tôi (ego), chấp nhận sự ngu dốt của mình, liên tục học hỏi.
Đó là con đường tìm kiếm sự thông thái.
SỰ KHẲNG ĐỊNH
Trong cuộc sống, sẽ có nhiều điều kéo ta ra khỏi tầm nhìn và mục tiêu của mình. Các thiên tài cũng không phải là ngoại lệ. Họ luôn bị nhiều cám dỗ và thế lực tinh vi của giai cấp xã hội chi phối.
Vậy nên, họ luôn tìm cách để khẳng định NIỀM TIN những việc mình đang làm. Họ luôn chiêm niệm về phát minh/mục tiêu/tầm nhìn của họ (Podcast Visualization). Họ viết lời khẳng định (Affirmation) mỗi ngày. Họ luôn nghĩ “I CAN DO IT” và nghĩ giải pháp. Họ hỏi HOW-TO-DO-IT hơn là hỏi CAN-I-DO-IT.
Edison mỗi ngày đều lập lại suy nghĩ ta phải tìm ra vật liệu cho bóng đèn dây tóc.
Tôi bắt chước. Tôi vẽ bảng mục tiêu Đại học của mình ra. Tôi viết lập đi lập lại lời khẳng định của mình mỗi ngày. Để khi tôi chán học Tiếng Anh, hay tôi nhát đảm không dám gặp các mentor, tôi sợ không dám thuyết trình, tôi lại KHẲNG ĐỊNH lại NIỀM TIN của mình và HÀNH ĐỘNG.
Quyển JOurnal GOALS của tôi sinh ra là vậy.
3. CẢM XÚC-ĐA GIÁC QUAN
“Mọi tri thức (knowledge) đều bắt nguồn từ nhận thức (self-awareness)”
“Năm giác quan là trợ thủ của tâm hồn”
ĐA GIÁC QUAN
Các thiên tài đều SUY NGHĨ TRÊN GIẤY. Họ đều VẼ. Họ đều sử dụng nhiều giác quan để HỌC, để thưởng thức cuộc sống và tạo ra những phát minh để đời.
Họ đều biết rằng: Cùng một thông tin đi vào, nếu nó được tiếp nhận bởi nhiều giác quan thì nó sẽ dễ chuyển thể vào trí nhớ dài hạn hơn. Khi bạn đang học hay tư duy một vấn đề nào đó thì hãy sử dụng mọi giác quan mà mình có được, để các giác quan liên kết được với nhau một cách chặt chẽ hơn để bạn sáng tạo và tư duy vấn đề nhanh hơn.
Ví dụ học English: thay vì chỉ nghe, tôi đọc to thành tiếng. Thay vì ngồi học cho buồn ngủ, tôi vừa đứng vừa học, thậm chí vừa chạy vừa đọc. Thay vì học hiểu ý nghĩa của các từ, đặc biệt là ĐỘNG TỪ (verb), tôi dùng hành động thật ngoài đời luôn để diễn tả. Thay vì hiểu nghĩa của từ KISS, tôi “hun” vô bàn tay tôi 3 lần luôn để thiết lập trí nhớ vận động. (Đọc thêm Làm sao để HỌC TIẾNG ANH 12H MỘT NGÀY)
Theo Vinci, giác quan quan trọng nhất là THỊ GIÁC, vì nó giúp mình QUAN SÁT các KHÁCH QUAN nhất các sự vật và hiện tượng. Và cách tốt nhất để phát triển nó là VẼ. Ồ, thế nên, mặc dù tôi vẽ rất xấu nhưng tôi vẫn luôn sử dụng những hình vẽ để giải thích vấn đề cho mọi người (Đọc thêm: Cách tôi TAKE NOTE Ted Talk và các khóa học ONLINE).
Ngày trước tôi rèn luyện quan sát bằng cách học chụp ảnh và quay phim (tôi từng đi mượn máy ảnh Canon để chụp ảnh kiếm tiền đám cưới và đám tang). Tôi làm Photoshop để thiết kế-ghép ảnh căn bản (cũng đã ra tiền). Tôi cũng thích đi xe máy từ quê Bình Thuận lên Sài Gòn để quan sát ngắm nghía xung quanh, hơn là ngồi vào một cái “hộp di động”! Như tôi có từng nói, “phượt xe máy” là một cách thiền của tôi
Và bạn không tin, nếu bạn hỏi những doanh nhân thành đạt, họ cũng sẽ nói với bạn một tố chất để lập nghiệp thành công, đó là BIẾT QUAN SÁT. Cùng là 1 hiện tượng sụp đổ kinh tế, người thông thái họ nhìn ra cơ hội của thị trường, người dở thì chẳng thấy gì cả, còn chê trách đủ thứ nữa
Giống Sherlock Holmes hay nói: “Bạn NHÌN (LOOK) mà không THẤY (SEE) là vậy”.
Hãy học cách quan sát thật sự. Hãy chiêm niệm để nhìn xuyên thấu qua vấn đề.
Tóm lại. Hãy dùng con mắt của mình để có một thế giới quan rộng hơn.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn mà.
THÔNG MINH NỘI TÂM
Trong 8 loại hình thông minh của Howard Garner, đây là loại hình thông minh có vẻ ít được chú ý đến.
Trong khi đó, Vinci hay những người lỗi lạc đều quan trọng hóa việc giao tiếp với chính bản thân mình. Các bức vẽ của ông đều nói rõ lên điều đó. Bức ảnh Mona Lisa có nhiều nghiên cứu cho rằng là ông vẽ chính ông.
Nếu chỉ được chọn là hướng nội hay hướng ngoại, tôi nói ngay là hướng nội. Hiểu mình thì quan trọng và trước nhất, trước khi đi lăng xăng networking với người khác (Đọc thêm: 17 CHIẾN THUẬT NETWORKING Ở ĐẠI HỌC). Bạn nghĩ bạn hiểu bạn, thật ra không nhiều như bạn tưởng. Tôi đọc >10 quyển sách tâm lý học hành vi (behavioral psychology), tôi càng đọc tôi thấy tôi chả hiểu tôi gì cả, thế mà tôi lại đòi hiểu người khác.
Thế là tôi khát khao hiểu bản thân mình. Tôi viết nhật ký mỗi ngày. Tới khi tôi đang viết những dòng này, tôi đã viết được 38 quyển rồi.
Tôi viết nhật ký “giao tiếp với bản thân” trong 5-min journal cho mình, để tự nhìn nhận lại bản thân mỗi ngày(self-reflection). Tôi luôn tìm mọi cách để kết nối với bản thân qua thiền định, đi lễ và viết thư cho chính tôi trong quá khứ, hiện tại và tương lai (đây là 1 bí mật). Tôi còn viết thư tình cho người yêu của tôi nữa. (ôi sến quá ^^)
Tình yêu
Vinci rất coi trọng tình yêu. Ông có nói câu đại loại như “Tình yêu sẽ vượt qua tất cả”.
HÌNH DUNG
HÌnh dung là cách Vinci sáng tạo và phát triển suy nghĩ.
Theo ông, có 2 loại hình dung (tưởng tượng)
- Trước: mường tượng về những gì SẼ xảy ra
Chẳng hạn: trước khi làm việc gì, tôi đều viết lên KẾ HOẠCH để làm nó thật chi tiết bằng cách tưởng tượng tôi sẽ làm gì (WHAT) ra sao (HOW) ở đâu (WHERE) với ai (WHO). Tôi áp dụng trong cách soạn balo đi du lịch, chuẩn bị cuộc họp với khách hàng, lập kế hoạch triển khai dự án, lập kế hoạch học cả 1 học kỳ sau khi đi du học về,…
Tôi lên kế hoạch chu du 23 quốc gia được là cũng nhờ tưởng tượng tốt (Đọc thêm: Tôi đã “du học” 23 quốc gia 0đ như thế nào?)
- Sau: mường tượng lại những gì ĐÃ xảy ra
Chẳng hạn, ngày trước, tôi luôn có phương pháp nhớ bài ngay ở trường. Mỗi khi tan lớp, tranh thủ khi đi xe bus/xe máy, tôi liền nhớ lại bài học của mình bằng cách mường tượng hình vẽ mà tôi đã viết trong JOurnal. Đó là lý do tại sao tôi GHI CHÉP nhiều bằng hình ảnh. Tôi ôn bài NGAY SAU KHI HỌC để tối đa hóa hiệu suất trí nhớ theo nghiên cứu Spaced Repetition (Đọc thêm: Từ khóa quan trọng nhất của TRÍ NHỚ)
4. DI MỜ
“Người họa sĩ không có sự nghi ngờ thì chẳng làm được gì cả”
Nghịch lý và 2 mặt đối lập
Di mờ là cấp độ cao hơn về sự tò mò. Đó là bỏ qua những bề nổi của thông tin để đi tìm những sự thật (phần chìm của tảng băng), dù có nghịch lý chừng nào.
Chẳng hạn: bạn hay nghe là giặc ngoại xâm Trung Quốc, đế quốc Pháp-Nhật-Mỹ đi chiếm Việt Nam đáng thương đúng không? Thế bạn có biết gần ½ lãnh thổ Việt Nam (phía Nam Việt Nam) chúng ta hiện tại là của quốc gia Chăm trước đây không? Nói như ngôn ngữ của họ, các “bạo chúa” nhà Nguyễn đã xóa sổ lịch sử dân tộc của họ cách tàn bạo, bằng cách mượn tay nhà Thanh của Trung Quốc nữa cơ. LỊCH SỬ KHÔNG BAO GIỜ SAI. Bạn không tin thì cứ tự đi tìm hiểu.
Cái vấn đề là: chẳng ai dạy cho bạn. “Cái hay thì ta khoe, cái dở ta giấu” là vậy. Ai dám tự xưng mình giỏi lịch sử nước Việt thì xem lại.
Bạn càng tìm hiểu thì bạn sẽ càng thấy bạn không tự do như bạn nghĩ. Hệ niềm tin của bạn phụ thuộc rất nhiều vào thông tin đầu vào (INPUT). Mà bạn thấy INPUT về lịch sử của bạn từ đâu mà ra rồi đó. Và giờ bạn cũng đã hiểu tại sao INPUT đó bị thiếu phần kiến thức nước Chăm kia rồi đó.
Nó cũng giống như nếu bạn đột nhiên tìm ra được là một thầy cô nào đó trong trường của bạn trước đây đã “mua bằng” thì đó là chuyện bình thường. Tôi chẳng lạ với điều đó. Tôi quá hiểu.
Tuy nhiên, chúng ta phải giữ tinh thần lạc quan và hướng đến điều tích cực.
Nó giống như NGHỊCH LÝ STOCKDALE trong sách “GOOD TO GREAT” vậy. Chúng ta chấp nhận sự thật tồi tệ, nhưng vẫn nghĩ về một tương lai sáng lạn.
Khi tôi biết những sự thật của giáo dục Đại học, tôi khá buồn. Tôi đã muốn nghỉ học. Nhưng tôi suy ngẫm lại và nhận ra mình hãy tập trung vào mặt tích cực của nó và THIẾT KẾ lộ trình Đại học của riêng mình. Đó là lý do tại sao tôi học Thạc Sĩ khi còn năm 2 Đại học (Đọc thêm: Tôi đã học THẠC SĨ khi còn năm 2 như thế nào).
Thay vì trách Bách Khoa dạy chán, tôi tập trung vào mặt tốt của nó: HỌC BỔNG để săn 9 học bổng đủ thể loại
Tôi vẫn lạc quan và học tốt vì tôi chấp nhận nghịch lý.
Thật ra, bản thân tôi cũng là một nghịch lý. Tôi hướng nội hay hướng ngoại? Tôi street-smart hay book-smart. Nó giống như phạm trù 2 mặt đối lập trong triết học
Action under uncertainty
Chúng ta thà làm cực chứ không làm điều ta không chắc chắn (những điều mới). Các sách tâm lý học hành vi đều nói cho bạn một điều: Bản năng bộ não con người đều muốn làm những điều họ đã và ĐANG làm, vì nó CHẮC CHẮN.
Con người bản năng muốn sự CHẮC CHẮN, vì nó an toàn. Đây là sự thể hiện của bản năng phần “động vật có vú” trong con người chúng ta (Bạn có thể đọc sách “Thinking fast and slow” của Daniel bạn sẽ hiểu cơ chế của phản xạ suy nghĩ của bạn)
Và nếu bạn SỐNG CHẬM LẠI, ngẫm nghĩ về bản chất của chính bạn, bạn sẽ nhận ra và CHỌN LỰA làm KHÁC ĐI.
Vì CHỌN LỰA QUAN TRỌNG HƠN NỖ LỰC.
Tôi đã lựa chọn làm khác đi. Tôi nhận ra những gì mình đang học, đang làm đều bị chi phối bởi quy luật tâm lý học bầy đàn (Herd Effect). Đó là lý do tôi trốn học thêm thường xuyên khi còn học cấp 3. Lên Đại học tôi cũng không đến lớp.
Thay vì vậy, tôi tạo ra các chiến lược khác biệt trong học tập và sự nghiệp. Chúng khác biệt, chúng mới, nên chúng KHÔNG CHẮC CHẮN THÀNH CÔNG.
Nhưng có một bí mật mà tôi càng ngày càng nhận ra: “Thần may mắn luôn ủng hộ người dũng cảm”.
Chẳng hạn tôi đăng ký môn học năm 4 khi còn năm 2, tôi KHÔNG CHẮC có được chuyển điểm hay không vì nó không hợp lý với “logic” của lộ trình đào tạo. À, tôi thích làm điều ngược mà, tôi thích Hack mà, thế là tôi nghiên cứu kỹ từng giáo án và hệ thống E-learning và tôi đã “hack” được. Các thầy khoa tôi đôi khi cũng chả hiểu tại sao tôi làm được. Tôi KHÔNG CHẮC CHẮN nhưng tôi vẫn làm. Và thế là tôi “may mắn”.
Tôi không chắc tôi sẽ đậu học bổng toàn phần Erasmus+ để đi Châu Âu. Đó là học bổng “ngon” nhất của trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM cho bậc Đại học. Tôi đã plan và fail 2 lần ở năm 1 và năm 2 Đại học. Nhưng tôi vẫn làm lần thứ ba, và tôi đã thành công ở năm thứ ba. Tôi hành động dù KHÔNG CHẮC CHẮN.
Tất nhiên, vì tôi rất học giỏi xác suất thông kê, tôi tính toán (hoặc cảm tính) xác suất xảy ra các sự kiện để tôi ra quyết định tối ưu (Making Decision).
Đó cũng là lý do sau này tôi bỏ Dầu Khí sang một ngành khác (Logistics) mà tôi KHÔNG CHẮC CHẮN có mần ăn được gì hay không.
Nhưng tôi lại nhớ: “Thần may mắn luôn ủng hộ người dũng cảm”
Và một phần, tôi luôn tự tin vì tôi có tư duy học nhanh để học mọi điều trong thời gian thần tốc.
5. ART – SCIENCE
“Nghiên cứu khoa học nghệ thuật và nghệ thuật khoa học”
TƯ DUY KẾT HỢP TOÀN NÃO BỘ
Các thiên tài KHÔNG Cân bằng mà KẾT HỢP. Họ phát triển toàn diện (versatile), suy nghĩ toàn não bộ (“whole-brain” thinking)
Các thiên tài nhờ các nơ ron thần kinh này mà biết cách kết hợp 2 bán cầu não, kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật, kết hợp con số và hình vẽ, sự tưởng tượng màu sắc, không gian và tính toán để họ NGHĨ ra những thứ vĩ đại.
Vinci nghiên cứu ra nguyên lý khoa học của thai nhi, tàu ngầm, máy bay và VẼ lại nó tuyệt đẹp trong Journal của mình. Einstein nghĩ ra tia sáng hình cong sau khi tưởng tượng (NGHỆ THUẬT) ra cự ly tia sáng, rồi dùng mớ công thức hàn lâm (KHOA HỌC) để chứng minh.
Môn học ưa thích của tôi là Địa thống kê, là sự kết hợp giữa thống kê (não trái – khoa học) và địa chất học (não phải – nghệ thuật). Tôi dùng những công thức tính toán (não trái) mô phỏng phức tạo để dựng nên những hình vẽ (não phải) trong không gian 3 chiều (3D VISUALIZATION). Môn thứ hai có lẽ là vẽ kỹ thuật. Cái tên đã nêu lên khả năng sử dụng 2 não rồi.
Khi nghiên cứu về các triệu phú công nghệ, tôi thấy họ có một đặc điểm chung: họ nghe một vài bản lập đi lập lại để TẬP TRUNG làm việc. Lý do? Họ để não phải của họ làm việc với nhạc trong khi họ đang làm việc với não trái, với các số liệu phân tích và sản phẩm công nghệ. Thế là tôi luôn nghe nhạc mỗi sáng FOCUS music trong Poromodo làm việc. Điều này DIFFERNTIATE thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn và làm việc hoàn toàn của tôi .
Khi học cấp 3, trong lớp học, thay vì nghe thầy cô giảng bài, tôi thường chơi caro, Sudoku, Rubik để rèn luyện trí tuệ. Tôi thấy những điều này giúp ích cho trí thông minh của tôi hơn.
MINDMAP
Đây là ứng dụng của tư duy toàn não bộ, do Tony Buzan chuẩn hóa nên. Nhưng có lẽ suy ngược trước Tony Buzan 700 năm, Vinci đã áp dụng nó rồi. Các quyển sổ tay cũ của ông thể hiện rất rõ điều này.
Sơ đồ tư duy (Mindmap) thì bạn biết rồi, tôi không nói lại ở đây về cách sử dụng.
Cơ bản là tôi dùng Mindmap trong việc lên kế hoạch, hình thành ý tưởng (brainstorming) viết essay/viết sách, sáng tạo phương pháp luận học tập, ôn tập bài học, giải quyết vấn đề tích hợp,..
Tôi ghi xuống giấy để phân tích, tổng hợp, kết hợp thuật toán, kết hợp con số và những màu sắc. Tôi dùng những hình ảnh đơn giản để diễn giải những tư duy Logic như quy nạp, diễn dịch. Tôi dùng những hình vẽ trong sổ tay của mình để vẽ mô hình các kho hàng Logistics, mô hình kinh tế của mỏ Dầu Khí, mô hình chuỗi cung ứng của các công ty Coca-cola hay kem Wall (Uniliver), vẽ phễu Marketing và thiết kế hệ thống Marketing Automation cho các doanh nghiệp,..
Tất cả Journal của tôi đều có điểm chung là VẼ nhiều những sơ đồ TOÁN học (chart/diagram). Tôi kết hợp KHOA HỌC và NGHỆ THUẬT.
6. CƠ THỂ
Nhà văn thiên tài người Đức – Goethe viết về Vinci “Đẹp trai, vóc dáng cao lớn, cân đối, ông dường như là hình mẫu lý tưởng của một con người hoàn thiện”
CƯỜNG TRÁNG
Không chỉ khỏe mạnh, mà còn cường tráng.
Càng ngày càng nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có sự liên hệ mật thiết giữa CƠ THỂ-TRÍ TUỆ-TINH THẦN.
Khi bạn có một cơ thể CƯỜNG TRÁNG và NHANH nhẹn thì bạn sẽ tư duy rất SẮC BÉN và NHANH NHẸN. Và điều này đã được Vinci chứng minh rất rõ ràng. CƠ thể Vinci như một vận động viên (Athlete), nhìn rất thể thao (sporty). Ông rất giỏi cưỡi ngựa, bắn cung. Ông cứ như Hecquin ở làng Florence của ông vậy.
Thế tôi bắt chước làm sao? Tôi trốn học thêm đi chơi Bida. Tôi nghỉ học ở lớp để đi chơi bóng rổ, bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền,… Hồi cấp 1 tôi còn chơi nhảy dây với mấy bạn nữ nữa cơ :))) Mới gần đây thì tôi chơi luôn môn Marathon. Và có lẽ sắp tới tháng 09/2020 đây tôi sẽ chơi luôn môn Ironman, 3 môn phối hợp. Tôi nhận ra trong 8 loại hình thông minh, tôi khá trội về thông minh về vận động. Và nhờ trí thông minh nội tâm, tôi nhận ra trí thông minh vận động này. Và, tôi phát huy nó để tôi dễ thông minh hơn trong các loại thông minh khác (lateral thinking)
Vinci cho rằng: Ăn uống là nguồn cội của sức khỏe. Sự thiếu cân bằng cơ thể là nguồn gốc của bệnh tật. Ông rất ghét phải gặp thầy thuốc, mà tự chữa bệnh cho mình bằng phương pháp hài hòa cơ thể.
Thế tôi áp dụng thế nào. Tôi điều chỉnh thói quen ăn uống của mình: bỏ cơm, ăn nhiều rau sống, chất xơ, điều độ đạm và chất béo, NO junk food, NO coca-cola. Tôi SAY NO đi nhậu bạn bè luôn, chưa bao giờ đi nhậu đúng nghĩa với bạn, dù là 1 lon Bia Sài Gòn. Ai nói gì thì nói, cái gì đúng là tôi làm. Tôi trân trọng sức khỏe tôi, vì như Jim Rohn nói: “Hãy chăm sóc cho cơ thể, vì nó là ngôi đền của linh hồn ngự trị”.
Cái gì cũng có cái giá của nó. Nhờ đó, từ 18 tuổi chưa bao giờ nhập viện, sổ mũi chỉ 1-2 lần/năm. Và khi sô Mũi, thay vì như người ta là “nghỉ ngơi”, tôi CHẠY BỘ. Mệt nhiều chạy nhiều. Chạy xong phát là khỏe ngay rồi. Chữa bệnh cách cân bằng là vậy.
Xem (2) video sau để khỏe mạnh (như 1 vận động viên)
Thuận 2 tay:
VINCI là thiên tài toàn năng, nổi tiếng với chữ viết NGƯỢC. Chữ viết Ngược là sao?
Bạn xem Journal của TIM sẽ hiểu.
À nếu bạn đặt journal của tôi trước gương, bạn sẽ đọc được đó là chữ “XUÂN PHÂN” (ngày 21/03).
Journal của Vinci toàn chữ viết ngược. Ông thuận hai tay dù viết-vẽ hay hoạt động thể thao.
Thế là tôi bắt chước viết ngược bằng tay trái.
Tóm lại là SỬ DỤNG TAY TRÁI nhiều hơn để cân bằng hai não
Tôi còn nhớ khi được bố bắt đầu cho sử dụng điện thoại học kỳ 2 năm lớp 11, tôi thấy đây là một cơ hội tốt để rèn luyện tay trái. Thế là tôi dùng điện thoại luôn bằng tay trái. Đôi khi tôi ăn cơm bằng tay trái.
Tôi chơi rubik mục tiêu là để 2 uyển chuyển 2 tay. Ngày trước tôi là quán quân Rubik của trường cấp 3 của tôi với kỷ lục là 12s cho khối Rubik 3×3.
Tôi gõ thành thạo 10 ngón máy tính (không nhìn) với tốc độ 70 từ/phút từ năm lớp 6. Tốc độ này nhanh gấp 1,5-2 lần người bình thường. Bạn có thể tự test tốc độ đánh máy của mình tại đây là biết liền.
Môn thể thao yêu thích của tôi là bóng rổ, vì tôi phải sử dụng 2 tay đều đặn và thường xuyên. Bóng rổ tốt hơn bóng đá là vì dùng TAY (chứ không phải CHÂN), giống CÔNG THỨC các thiên tài hơn.
Tóm lại, tôi luôn học cách thuận 2 tay như Vinci, dùng 2 não.
LINH ĐỘNG (MOBILITY)
Bên cạnh những bài học về sức mạnh, hãy tập những bài tập về sự uyển chuyển.
Chẳng hạn Lý Tiểu Long, ngoài sức mạnh thuần túy như những vận động viên cử tạ, ông còn rèn luyện TỐC ĐỘ ra đòn, UYỂN CHUYỂN trong các tư thế tấn công-phòng thủ.
Tôi đã chơi đủ loại hình thể thao và tôi nhận ra, khả năng phản ứng NHANH trong khi chơi các môn thể thao là những lúc tôi đang rèn luyện tư duy HỌC NHANH của mình.
Tôi học các môn thể thao phối hợp là để gia tăng sự uyển chuyển cho mình. Năm 2 Đại học, ngoài chạy bộ mỗi ngày, tôi có thầy dạy Yoga riêng cho mình tại nhà.
Lúc lớp 9 lên lớp 10, cũng nhớ học các bài tập tổng hợp về uyển chuyển (kéo dãn người, đạp xe, chơi bóng rổ), tôi đã tăng chiều cao của mình lên 15cm trong 12 tháng.
Sự linh động về cơ thể của tôi liên quan mật thiết đến sự linh động về suy nghĩ (sự sáng tạo) và quản lý thời gian của tôi
7. LIÊN KẾT
““Mọi việc đều liên kết với nhau “
LIÊN KẾT MỚI
Một sở thích của Vinci là LIÊN KẾT VỚI NHAU những chuyện không liên quan tẹo nào với nhau. Chẳng hạn ông nghĩ ra sự liên kết giữa vỏ sò và núi. Chả liên quan gì với nhau cả. Nhưng nhờ vậy, ông đã đặt ra giả thiết về thuyết lục địa trong địa chất, những chỗ núi kia trước đây là biển. Khi tôi học địa chất thì mới thấy Vinci cao siêu cỡ nào.
Thế tôi áp dụng thế nào?
Khi tôi học Địa THỐNG KÊ, có một phương pháp luận quan trọng tên là HỒI QUY TUYẾN TÍNH. Đó là phương pháp luận tìm xem điểm tương quan (Correlation) giữa 2 biến số với nhau, chẳng hạn là sự tương quan giữa trình độ ngoại ngữ và mức lương của sinh viên mới ra trường, sự tương quan giữa chiều cao của bố và chiều cao của con trai. Các môn Sinh trắc vân tay cũng là từ thống kê với dữ liệu lớn mà ra.
Theo khoa học thần kinh, ta có số lượng neuron thần kinh bằng với các thiên tài. Vậy xét về tiềm năng, ta bản năng sinh ra là đã như họ. Chẳng qua khác biệt là ta chưa có nhiều LIÊN KẾT neuron thần kinh thôi.
Vậy bạn cũng thấy, bản thân điều này cụng là một ví dụ. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ TÍNH LIÊN KẾT (triết học) thì rất LIÊN KẾT với SINH LÝ CƠ THỂ. (sinh học)
T-shaped
Tại sao Vinci thiên tài trong ĐA LĨNH VỰC. Là vì ông, và nhiều thiên tài khác áp dụng mô hình T-shaped làm kim chỉ nam nghiên cứu của mình.
Khi nghiên cứu và học tập, thay vì học trải đều (chữ U), hay chỉ học chuyên sâu đúng 1 chuyên môn (chữ I), họ học rất rộng mỗi thứ một ít và học sâu 1 chuyên môn nhất định (chữ T).
Tại sao điều này giúp họ giỏi đa lĩnh vực? Vì khi họ giỏi 1 lĩnh vực, họ HỌC SÂU CÁC NGUYÊN LÝ CỐT LÕI (Key Principles), sau đó khi sang 1 lĩnh vực khác mà họ đã có kiến thức nền, họ NGOẠI SUY ra các khái niệm(concept) hay nguyên lý nền tảng của lĩnh vực đó, sau đó họ đào sâu thêm thì rất nhanh.
Đây là phương pháp tư duy Lateral Thining (xin lỗi vì tôi không biết dịch Tiếng Việt thế nào).
Michael Jordan: Anh ấy có thể chơi cả tấn công và phòng thủ. Anh ấy là một trong những cầu thủ đầu tiên có thể làm điều đó bởi vì các cầu thủ thường chỉ tập trung vào tấn công hoặc chỉ phòng thủ. Anh ấy chơi cả hai. Nó giống như tôi đi học chui lớp Kinh tế khi đang học Kỹ thuật Dầu Khí năm 2 ở Bách Khoa.
Michael Schumacher: Anh ấy là một trong số ít các tay đua Công thức 1 vừa là một tay đua giỏi vừa là một thợ máy. Anh ấy sẽ vào xưởng với các thợ máy của mình và biết những gì đang xảy ra với mọi thứ. Anh ấy sẽ rời khỏi đường đua và nói “Bạn cần tăng hỗn hợp nhiên liệu này lên ở đây. Tôi muốn bản đồ nhiên liệu này có nhiều lực đẩy hơn ở đây và nó cần không bị gai góc ở phía sau đây hoặc lốp sau cần tăng 1 PSI.” Anh ấy biết chi tiết LẪN tổng thể. Anh ấy là toàn diện. ANh ấy là ví dụ của T-shaped.
Steve Jobs: Ông không chỉ là một chuyên gia về công nghệ, mà còn có kiến thức sâu rộng về thiết kế, marketing và kinh doanh. Sự kết hợp này cho phép ông tạo ra những sản phẩm không chỉ có tính năng tốt mà còn đẹp mắt và được tiếp thị hiệu quả. Càng ngày, iPHone và Macbook đang chiếm lĩnh thị phần
Elon Musk là một nhân chứng khác cho chuyện này. Ông có kiến thức vừa SÂU và RỘNG về kỹ thuật, vật lý, kinh doanh và thiết kế. Ông có thể được xem là CHUYÊN GIA đúng nghĩa về lập trình (ông là Co-founder của Paypal), khoa học hàng không vũ trụ (tàu không gian SpaceX), cơ khí động học (xe hơi CyberTruck) và năng lượng mặt trời (SolarCity). Ông thực sự là hình mẫu của 1 thiên tài thời đại này.
Thế tôi áp dụng làm sao?
Từ thuở 18 tuổi, tôi đôi khi mất tập trung trong lớp học vì các giáo sư “rủ ngủ” quá kinh. Một lần, tôi ngẫm ra một triết lý cho riêng mình khi đang học môn VẬT LÝ 1, suy ra từ 1 định luật:
CÔNG của quá trình (trong Vật lý và hóa học) chỉ phụ thuộc vào khoảng cách điểm đầu (A) và điểm cuối (B). Trong TRIẾT HỌC, tôi ngẫm ra cuộc đời nên đi thẳng vì kết quả chỉ được đo lường bởi A->B thôi. Vậy nên tôi nghĩ rằng, thay vì làm tùm lum nhiều thứ (hiệu suất), tôi tập trung cường độ cao vào điểm cuối cùng tôi muốn để làm ĐÚNG việc QUAN TRỌNG (hiệu quả). Đó là lý do bạn thấy tôi nhiều lúc không làm giống bạn bè, vì tôi chỉ muốn làm cái gì đi thẳng thôi. Đi lòng vòng lãng phí tuổi trẻ lắm.
Và đó cũng là lý do tại sao tôi học cái gì mới cũng nhanh, tôi vận dụng khái niệm của ngành Dầu Khí sang Logistics hay Marketing đều rất ăn khớp với nhau. Mọi thứ có vẻ rất giống nhau, nếu như bạn rút ra được KEY PRINCIPLE
Tôi yêu thích Kết nối với những người từ các lĩnh vực khác nhau. Càng khác mình thì càng thú vị. Họ là “nguồn cung cấp” những góc nhìn và cách GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ mới mẻ.
Tất nhiên, không phải ai học Dầu Khí cũng đều học nhanh ngành khác như tôi. Tôi phải ngẫm ra những tư duy cốt lõi như tư duy hệ thống để Lateral thinking sang các ngành khác.
Nói hơi qúa, nhưng cách bạn sẽ trở nên xuất sắc trong đó là thông qua việc trở nên toàn diện.
CHỚ KHÔNG PHẢI là “học từng bước 1 đi Thịnh ơi” và “em cần tập trung chứ” như mấy thầy tốt bụng từng khuyên tôi ở Bách Khoa
Nói tóm lại, đó là sức mạnh của tư duy học nhanh nếu bạn được rèn luyện đúng cách.
TƯ DUY HỆ THỐNG (Systematic thinking)
Một trong những tư duy giúp tôi học nhanh là tư duy hệ thống. Có người nói nhà tư duy hệ thống đầu tiên chính là VINCI
Tư duy hệ thống là tư duy cấp cao hơn của tư duy logic (logical thinking). Đó là khả năng bạn thiết kế những chuỗi/hệ thống để học tập hay làm việc, để tăng năng suất cao hơn bội lần. Nó khá tương tự với tư duy Domino.
Chẳng hạn: trước khi đi học, tôi luôn dùng sơ đồ Gantt lên kế hoạch cho cả học kỳ cách chi tiết, với các trường hợp A-B-C để tôi biết rõ ràng ứng biến thế nào khi điều A-B-C xảy ra. Khi apply học bổng, tôi biết KE6T1N ỐI các thành tích, câu chuyện và mong đợi của người cho học bổng để viết thành 1 ý tưởng chủ đạo, với nhiều câu chuyện nhỏ mang tính thuyết phục cao. Tôi dùng tư duy 5S để quản lý bộ hồ sơ học bổng cho Logic và dễ tìm kiếm.
Khi tôi ra quyết định, tôi dùng xác suất thông kê ra phân tích những lựa chọn, để ra quyết định tối ưu nhất.
Khi học một môn học, tôi vẽ ra sơ đồ kết nối những môn học với nhau, theo chu kỳ mỏ Dầu Khí. Khi tôi chạy event (sự kiện) ở Đại học, tôi vẽ ra các ma trận kết hợp để kết nối những team với nhau. Tôi vẽ ra QUY TRÌNH làm việc cho mỗi công đoạn.
Khi đi làm, tôi vẽ ra quy trình chuẩn (SoP) để triển khai và quản lý dự án. Tôi vẽ ra SoP cho các anh IT để lập trình. Tôi đến nhà máy Cocacola, kho hàng của Dianna hay Cholimex, tôi vẽ ra dòng hàng hóa (cargo flow) để tối ưu cách sắp xếp hàng hóa trong kho, bố trí cửa ra vào, quy trình tối ưu để lấy hàng,… để cắt giảm nhân sự (dễ hiểu là đuổi bớt nhân công) tiết kiệm chi phí cho công ty khách hàng.
Khi đi làm, thay vì dùng cách cũ, tôi nghĩ ra cách thuyết phục công ty khách hàng bằng các mô hình tính toán lợi nhuận đầu tư của khách hàng (ROI, IRR,..). Khách hàng thấy họ hưởng lợi khi mua phần mềm của công ty tôi, họ ra quyết định xuống tay nửa tỷ dễ hơn nhiều.
Khi tư vấn thiết lập hệ thống Marketing của doanh nghiệp, tôi nhìn tổng thể các cơ sở hạ tầng/tài sản của công ty, phân tích đối thủ cạnh tranh, phân tích các kênh truyền thông (channel), phân tích 20/80 những kênh tốt nhất để có sự đầu tư ngân sách Marketing tối ưu trong sự tương quan với các kênh khác. Để rồi, tôi vẽ ra hệ thống Marketing tự động và tối ưu hóa (về mặt lợi nhuận/chi phí) cho họ để nhân viên họ triển khai.
Khi tư vấn hướng nghiệp cho những người em, thay vì nói lung tung, tôi vẽ ra 1 sơ đồ đơn giản để hệ thống hóa tất cả (Đọc thêm: MOBILITY – YẾU TỐ HƯỚNG NGHIỆP QUAN TRỌNG ÍT AI NGỜ)
Tôi rất khó chịu nếu chỉ sử dụng chữ viết thuần túy chán ngắt. Tôi luôn tư duy hệ thống, suy nghĩ những điều hàn lâm bằng những sơ đồ/hình ảnh đơn giản có tính KẾT NỐI với nhau.
Ồ, và khi sang Ý, tôi học môn Quản lý dự án của giáo sư đầu ngành về Quản lý dự án (từng dạy ở trường MIT của Mỹ), và nó bổ trợ cho tôi siêu nhiều về tư duy hệ thống.
Tôi luôn đầu tư vào tư duy hệ thống.
Nó là bí mật của tôi.
IMAGINARY COACHING
Nghiên cứu của Dean Simonton về tài liệu lịch sử, nhật ký, và hồ sơ của những thiên tài như Einstein, Newton, Galileo, và Copernicus. Ông quan tâm đến cách các thiên tài này kết nối với nhau qua thời gian và không gian thông qua một mạng lưới xã hội.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Isaac Newton có khoảng 14 “thần tượng” hoặc nguồn ảnh hưởng chính, bao gồm Bacon, Copernicus, Galileo, và Kepler. Những ảnh hưởng này đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tư duy và công trình của Newton. Ông nói: “Nếu tôi nhìn xa hơn, đó là vì tôi đứng trên vai những người khổng lồ.”
- Albert Einstein, mặc dù sống cách Newton hàng trăm năm, vẫn coi Newton là ảnh hưởng lớn nhất đối với công trình của mình.
Và đó cũng bí mật cuối cùng của tôi, mà tôi hay gọi là: “Ăn cắp trí tuệ của người khác”
Cơ bản nó là bạn ngồi trong 1 căn phòng kín, liên tưởng đang nói chuyện với idol của bạn hay mentor tưởng tượng của bạn, hay một danh nhân nào đó.
Bạn giao tiếp với họ, đặt câu hỏi cho họ để họ coaching cho bạn.
Các tổng thống Mỹ sau này đều “hỏi” tổng thống Abraham Lincoln vậy khi cần ra quyết định khó khăn cho vận mệnh quốc gia của mình.
Tôi sử dụng bí mật này thường xuyên. Tôi vừa có các mentor thật, vừa có các mentor “ảo” nghĩa là tôi dán bức ảnh ai đó tôi ngưỡng mộ trong phòng và tôi hỏi-đáp trong tưởng tượng với họ. Tất nhiên, tôi rất hay giao tiếp với Vinci. Và để làm được như vậy, tôi phải tìm hiểu kỹ về Vinci.
Tôi hay đọc sách danh nhân-lịch sử là vậy, từ Steve Job, Benjamin Franklin, hoàng đế Napoleon, Tam Quốc Diễn Nghĩa,..
KẾT LUẬN
Tôi đã không ngừng tìm tòi về các thiên tài, mô phỏng họ. Khi sang Châu Âu, tôi đến quê hương Florence của Vinci để tìm hiểu về ông. Tôi không ngừng khám phá tìm tòi về cái hay cái đẹp.
Bạn cũng vậy
Hãy nhớ, bạn đã sinh ra là như một thiên tài.
Hãy tò mò, đặt lại những niềm tin của bạn để UN-LEARN những niềm tin giới hạn.
Sau đó, bạn sẽ RE-LEARN những niềm tin-tư duy chuẩn, để đánh thức thiên tài đang ẩn náu bên trong bạn.
Hãy đánh thức thiên tài trong bạn bằng cách suy nghĩ kết hợp toàn não bộ, học cách quan sát, học bằng đa giác quan, rèn luyện cơ thể cường tráng uyển chuyển, học cách truy vấn Socrates, viết Journal, học kết hợp khoa học-nghệ thuật và luôn tìm kiếm sự liên kết trong mọi sự bạn học.
Nói tóm lại, hãy rèn luyện tư duy học nhanh, và bạn sẽ có những năm tháng tuổi trẻ thành công và mãn nguyện.
P/s: Bạn có thể xem thêm Video sau để có góc nhìn bổ sung thêm 😉
#HOANTHANHBAITAP
Em được học hỏi và mở mang những tri thức mới qua Blog của anh Tim Vũ. Em vô cùng cảm ơn anh vì những chia sẻ này và em cũng rất mong chờ những trải nghiệm mới của anh!
cám ơn Loan nhiều nè :3
#HOANTHANHBAITAP
Em cảm ơn anh TimVu rất nhiều ạ. Những bài viết, những video của anh như là chiếc la bàn, như tấm bản đồ để hướng dẫn và mở mang những tri thức mới, như là một còn đường tắt vậy ạ. Em cảm ơn anh rất nhiều ạ
CHo em hỏi anh đã đọc qua và tìm hiểu về Da vinci như thế nào vậy ? Kiểu em cx muốn biết nội tâm vị thiên tài này như thế nào
audio về tình yêu đâu anh Tim em ấn vào thì mất rồi anh
Oh my godness , vậy là tôi không hề cô đơn khi đang cố gắng lĩnh hội hết nhưng gì anh Tim chia sẻ , thật sự thấy vui vì biết rằng mình không phải người duy nhất làm vậy!
Anh mạnh giờ thế nào rồi , không biết mình có thể làm quen được không??
Em đã dành hàng giờ để đọc và ghi chú lại những điều hay mà anh viết trong bài. Hy vọng em sẽ ngày càng tiến bộ hơn. Cảm ơn anh rất nhiều vì những kiến thức hữu ích này, cảm ơn anh vì đã truyền cảm hứng cho em. hihi
#HOANTHANHBAITAP