Phương pháp truy vấn Socrates của các THIÊN TÀI

Người xuất sắc hơn người giỏi ở phần nào?

Tư duy

Tư duy là THÓI QUEN suy nghĩ, mà suy nghĩ cơ bản là chuỗi các CÂU HỎI.

Phương pháp truy vấn Socrates (Socratic Method) là công cụ số #1 của các thiên tài, từ Leonardo de Vinci, Feynman, Einstein đến các triệu phú công nghệ như Elon Musk, Timothy Ferriss và Richard Brandson.

Cơ bản là: Đặt NHIỀU câu hỏi (đúng) liên tiếp để chia nhỏ/mổ xẻ vấn đề thành nhiều vấn đề NHỎ/dễ hơn để giải quyết chúng. Câu hỏi có thể được suy nghĩ trong đầu. Nhưng tốt nhất, chúng nên được ghi vào sổ (Journal)

Câu hỏi sẽ định hướng não (tiềm thức) để tự bật ra ý tưởng, và dùng logic căn bản để tìm ra câu trả lời

Vậy chất lượng của câu hỏi phản ánh mức độ tư duy.

Nếu bạn không phải là Thiên tài từ nhỏ với trí TÒ MÒ vô hạn, đây là 2 cách tiếp thu câu hỏi tốt:

– Đọc sách ĐA LĨNH VỰC để hiểu sâu những mô hình tâm trí (Xem thêm: Mental Models)

– Nghe nhiều câu hỏi đúng/tốt và bắt chước hỏi hỏi người khác. Cách tốt nhất là được ai đó đặt câu hỏi trực tiếp cho mình

Và tất nhiên, đó chỉ là đầu vào. Practice makes perfect. Bạn phải TỰ VẤN chính bản thân mình thật thật nhiều.

Vấn đề không phải là bạn không có câu hỏi tốt (Chất lượng).

Vấn đề là bạn không đặt ĐỦ NHIỀU câu hỏi (Số lượng).

Tôi rèn luyện “Vũ khí” này từ năm 18 tuổi chớ có phải đùng 1 cái đâu. Tôi cần cù ĐỂ thông minh mà. Giờ tôi sẽ tiết lộ cho bạn kỹ hơn tôi đã rèn luyện chúng thế nào.

À, thật ra là: Bài viết này tôi viết cho chính tôi. Cho chính tôi cả 5-10 năm sau nữa

Nó là bước đầu (CHIA) trong công thức Học nhanh 3C

Nó gồm 3 nhóm câu hỏi mà mà chính tôi ĐÃ và ĐANG dùng để TỰ VẤN.

Để tôi ra những quyết định quan trọng, giải quyết các vấn đề với ít SAI LẦM/nguồn lực hơn

3 nhóm câu hỏi xâu chuỗi: hiểu sâu vấn đề đang gặp (WHY) -> nghĩ ra các phương án (What else) -> nghĩ ra phương án tốt nhất (What-if)

Bài viết này sẽ cho bạn những câu hỏi mẫu để bạn bắt đầu

Và này bạn, đừng cầm bút chì lên để thực hành ngay nhé.

Ok, băt đầu nào

1. WHY – Goals – CÂU HỎI MỤC ĐÍCH

Bản chất của tôi và bạn con người

Chúng ta, được di truyền từ thời xưa cổ, có xu hướng làm điều gì mà SỐ ĐÔNG thường làm. Đó là quy luật bầy đàn (Herd Effect).

Ta thấy bạn bè đi học thêm cô A, nên ta cũng học thêm cô A. Ta thấy lớp mình ai cũng đi Mùa Hè Xanh, nên ta cũng đi. Ta thấy ai cũng vào Đoàn, nên ta cũng vào. Ta thấy ai cũng mua mẫu áo X/điện thoại Y/xe Z mới ra, ta cũng cắn răn mà mua.

Và đó là lý do tại sao ta luôn đạt kết quả trung bình, kết quả của số đông (Quy luật Normal Distribution)

Ta, con người, ít khi lý trí để tự hỏi: TẠI SAO ta phải làm chúng? Một phần là vì ta CHỈ BIẾT CÁI TA BIẾT (WYOST), một ngộ nhận căn bản của con người.

“Start with WHY” – Simon Sinek

Nguồn: jethrojeff.com

Hãy bắt đầu bằng câu hỏi tại sao.

Tại sao ta làm những điều ta đã, đang và sẽ làm?

WHY/For WHAT

Mục tiêu/KẾT QUẢ của tôi đang hướng tới THẬT SỰ là gì? Và sau đó là gì nữa? là gì nũa?

Nó được ĐO LƯỜNG bởi những tham số/tiêu chí nào? Trọng số/mức quan trọng của từng tiêu chí là BAO NHIÊU? Tiêu chí nào ưu tiên nhất? Vì sao?

Tôi muốn đạt được trong bao lâu? Mức trung bình là bao nhiêu? Vì sao?

Lý do/động lực thực sự của mục tiêu này là gì? Có ai (ngầm) bắt mình phải như vậy không hay mình tự muốn? Động lực của họ là gì? Họ có nhận thức được động lực vô hình đó không?

Hoàn thành Bao nhiêu là vừa đủ? Điểm break point/plaeteau là gì (URL: Diminishing Returns) Có cần thiết phải hoàn hảo (99%) việc này không hay là chỉ hoàn thành (70%)

Ví dụ 1: Cuộc đua trường lớp

Sau khi thi đậu vào Đại học Bách Khoa (năm 2014 thi tuyển tập trung chỉ 3 môn) tôi thấy một vài điều vô lý giữa 2 người bạn tôi

Bạn thứ nhất: là học sinh khá từ lớp 1-12, bạn chỉ giỏi Anh Văn và khá các môn Toán-Lý-Hóa. Bạn này học cày năm lớp 12 và đậu vào Bách Khoa/Ngoại Thương

Bạn thứ hai: học sinh giỏi từ 1-12 (vì học đều các môn). Bạn thi rớt Đại học nguyện vọng 1 và học trường tư nào đó kém chất lượng mà học phí lại đắt

À, tất nhiên bạn sẽ muốn giống bạn thứ nhất rồi (tất nhiên là bạn không được chọn).

Và bạn thấy rằng, lựa chọn 1 thì tổng nỗ lực học tập của bạn ít hơn nhiều lần, và bạn được tận hưởng cái tuổi học trò hồn nhiên đẹp đẽ.

Bạn không bị cấm đoán NHIỀU NHƯ VẬY.

Bạn thử nghĩ lại từng bước chuyển của mình xem

Cấp 1 -> Cấp 2 ->Cấp 3 -> Đại học -> ???

Khi tôi lên Đại học, còn ai nhớ tới học bạ 12 năm của tôi không? Họ chỉ quan tâm: điểm của mày là 23,5. Mày ĐẬU vào khoa Kỹ Thuật Dầu Khí. Done

Họ không quan tâm là lớp 10 tôi bị học sinh YẾU. KHÔNG

Vậy bản chất game đến trường 12 năm chỉ là ngay cái một năm cuối cùng, nén ép lại ngay cái khoảnh khắc thi Đại học.

Vậy nếu được chọn lại, tôi KHÔNG HỌC BÀI MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ, CÔNG NGHỆ (not-to-do list)

Tôi sẽ CƯỜI VUI VẺ khi ĂN 0 ĐIỂM LIỀN TỤC. Tôi CHỌN là HỌC SINH TRUNG BÌNH (trên học bạ). Tôi HỌC LỆCH

Và, từ lớp 6 lớp 7, tôi chỉ TẬP TRUNG vào những môn Toán-lý-hóa và Anh Ngữ mà thôi

Tất nhiên, đó là thời của tôi. Mỗi thời game mỗi khác, nhưng TƯ DUY và nguyên lý để bạn chọn ra phương án tối ưu cho mình thì BẤT BIẾN với thời gian.

Nên, hãy dừng lại 2 phút và tự trả lời câu hỏi này: “nếu được chọn lại, hồi cấp 2/cấp 3/Đại học mình đáng lẽ ĐÃ ĐI CHƠI với ai/ở đâu vì đã KHÔNG cần làm cái gì? Mình đã làm được điều gì mà giờ mình đã TIẾC là không làm?” “Mình đã lãng phí điều gì mà thậm chí mình và bạn bè xung quanh đều không nhận ra”

Ví dụ 2: Mục tiêu đo lường

Khi tôi học Bách Khoa, tôi rõ ràng 2 mục tiêu với 2 tiêu chí khác nhau

  • Môn đại cương: GPA cao để tôi nộp học bổng vào năm 2-3-4
  • Môn chuyên ngành: chuyên môn. Bản chất để đi làm, họ không cần nhiều kiến thức đến thế.

Vậy năm nhất tôi làm sao phải tối đa hóa GPA, cao vừa vừa ở năm 2 Đại học.

Tôi cho tất cả các môn học vào file HACK UNI Template

Vậy là vừa đủ. Vì khi đậu các học bổng/chương trình trao đổi sinh viên năm 2, profile của tôi đã mạnh lên để đủ nộp các học bổng lớn hơn ở năm 3. Và cứ vậy, năm 4 được học bổng toàn phần ERASMUS+

Tôi xin lỗi, nhưng tổng lượng nỗ lực cho việc học trên trường của tôi ít hơn kha khá người với cùng GPA và không được đi du học, và ít được enjoy những năm tháng ấy.

Tôi cũng may mắn thôi.

Tôi may mắn vì biết được phương pháp truy vấn Socrates sớm hơn đa số mọi người.

Vậy bây giờ, bạn hãy thử thực hành hỏi chính mình xem. Bạn có thể viết ra Journal.

TẠI SAO, TẠI SAO và TẠI SAO?

Tại sao tôi phải đi học thêm?

Tại sao ta quyết học môn chuyên ngành A, mà không phải B?

Tại sao ta ngày trước lại trường A, không phải B

Tại sao họ điểm danh tôi?

Tại sao tôi phải học cái môn chết tiệt này?

Tại sao tôi đang làm công việc tào lao này?

Tại sao tôi thức dậy trễ? Tại sao bằng tuổi tôi mà bạn ấy kỷ luật vậy?

Tại sao tôi chưa giỏi Public Speaking/Tiếng Anh giao tiếp? Tại sao họ lại giỏi rồi?

2. What else – ALTERNATIVES – CÂU HỎI LỰA CHỌN

Tiếp theo, hãy suy nghĩ và mổ xẻ vấn đề để tìm ra các lựa chọn/phương án khả dụng.

Quy tắc đầu tiên: Ta LUÔN có nhiều LỰA CHỌN. (Không làm gì cũng là 1 lựa chọn)

Ít nhất là nhiều hơn mức người khác/đa số ngầm áp đặt cho ta.

Hãy luôn tìm phương án tối ưu hơn, và cân nhắc CHI PHÍ CƠ HỘI của mỗi phương án.

Khi ta làm một việc, nghĩa là CẮT ĐI cơ hội làm việc KHÁC.

What/WHO else?

Có những cách nào để đạt được mục đích này? Mọi người (Số đông) hay làm cái gì? Tôi có nhất thiết làm những điều đó không? Vì sao?

Do rào cản gì? Rào cản này có thật không hay chỉ là giả định (của mọi người)?

Các cách khác ÍT GẶP để làm là gì? Là làm NGƯỢC lại mọi người? Làm KHÁC mọi người là làm gì? KHÁC yếu tố nào? Vì sao lại là yếu tố đó?

Làm cái gì là vừa đủ? Mục tiêu cuối cùng có cần tất cả các bước mọi người đang làm hay không? Cắt được ở bước nào? Làm cái 20/80 là đã đạt target?

Nếu mình là anh chị X (modeling), mình sẽ nghĩ gì?

Ví dụ: Trốn học

Người ta hay nói các bạn cúp học là: “Cha mẹ cho tiền đi học mà không đến lớp?”

Tôi cúp học vì tôi LỰA CHỌN làm điều khác GIÁ TRỊ hơn. Tất nhiên, tôi miễn bàn những bạn cúp học ở nhà chơi game Liên Minh, hay vì đêm qua trước đó đi nhậu tới 2h sáng.

Quan trọng: Tôi KHÔNG khuyến khích bạn CÚP TIẾT. Tôi rất khuyến khích bạn làm điều GIÁ TRỊ NHẤT cho bạn, với đồng tiền bố mẹ đổ mồ hôi nước mắt cho bạn vào Đại học.

Tôi DẬY SỚM nhưng không đến lớp môn Vật Lý, Giải tích, Đại số,…. Để rèn luyện tư duy học nhanh và Tiếng Anh giao tiếp. Nhưng, tôi lại đi học môn Toán Thống kê 2-3 lớp, tự đến lớp nhiều môn của khoa khác.

Vào Đại học, thì phạm trù rộng hơn vô số lần chuyện đến giảng đường ngồi nghe thao thao bất tuyệt (MỘT VÀI môn)

Cơ bản là, cái gì GIÁ TRỊ NHẤT, với cùng một nguồn lực (thời gian/tiền bạc), thì tôi làm.

Thậm chí, tôi (tự) học online (ở nhà) để tiết kiệm thời gian: vài giờ chạy xe đến đến trường + thời gian chờ đợi + thời gian “tám” chuyện với bạn bè + não mệt mỏi và cạn kiệt Attention vì kẹt xe.

Mà mấy cái lớp MOOC Course đó hay hơn các lớp ở trường chớ phải.

Vấn đề là: bạn cùng lớp của tôi không biết. Ai có thông tin tốt hơn người đó dễ dành chiến thắng

À, bạn có thể phản biện: “Nhưng mà đến lớp cũng hay mà! Không bề ngang cũng sang bề dọc”

Ok, good.

Đừng quên, thời gian là nguồn lực HỮU HẠN duy nhất của chúng ta.

Lỡ mua cái bánh quá ngọt nhưng vẫn “tiếc” mà ngồi ăn. Bản chất là cũng đã mất 50k rồi, nhưng muốn nhét thêm một mớ đường công nghiệp vào để tích thêm mấy trăm gram mỡ thừa ngay cái bụng eo đã xấu của mình nữa.

Đúng, cũng hay!

Chúng ta có thể học được vài điều hay từ một quyển tiểu thuyết rẻ tiền, nhưng chắc chắn ta có thể học được nhiều từ một quyển sách kinh điển hơn.

Đúng, cũng hay! Vì ta có thể lục tung 1 cái thùng rác suốt cả buổi để tìm ra 1 mẫu bánh mì. Tại sao bạn không nghĩ? Cùng THỜI GIAN và số tiền đó (chi phí cơ hội), ta có thể học/làm điều khác GIÁ TRỊ hơn?

Khi bạn làm 1 việc, đồng nghĩa với việc bạn đã KHÔNG làm nhiều việc khác. Tối ưu hóa nguồn lực còn được quy về môn học Vận trù học, môn mà tôi đi học ké… của khoa khác

NOT-TO-DO

Kết quả/rủi ro mà ta muốn TRÁNH là gì?

Thứ gì làm ta mất tập trung/thời gian? Thứ gì mọi người làm nhưng không hiệu quả

Đâu là 20% việc làm/con người tạo ra rắc rối hay lãng phí thời gian của mình?

NOT TO DO list của mình là gì? Ai/hoạt động/dự án nào phải nằm trong not-to-do list?

Hãy nhớ, not-to-do list quan trọng không kém to-do-list.

SIMPLIFY

Đâu là NGUYÊN LÝ cốt lõi để thắng được game này? Cái gì là cái người ta thêm vào chứ không phải thiết yếu

Điều kiện cần và đủ để đạt được điều này là gì? Tại sao? Cắt bớt được chỗ nào? Vì sao họ đẻ ra bước đó? Thiết yếu không? Mình thay đổi được gì? Vì sao?

Nếu vấn đề này trông đơn giản hơn thì sẽ như thế nào? Cách đơn giản để làm xong việc này? Làm sao để giải quyết vấn đề này khi chỉ BỚT chứ không thêm?

Việc nào mình đang không thấy THOẢI MÁI để làm? MÌnh đang SỢ làm điều gì? (câu hỏi 20/80)

Ví dụ: GPA

Khi đã xác định được đi học năm 1-2 là GPA, tôitôi ít khi phản biện với giáo viên trong lớp. Phản biện, chất vấn, là điều tối quan trọng để phát triển tư duuy. Tuy nhiên, tôi rất tập trung vào điểm số (mục tiêu cụ thể ban đầu). Mà điểm số được ảnh hưởng bởi cách tôi tương tác với giảng viên trong lớp. Hiện tượng mỏ neo trong Tâm lý học đã chứng minh điều đó.

Đầu mỗi học kỳ, tôi nghiên cứu đề thi cuối kỳ tất cả các môn

Tôi viết ra 2 CHECKLISTS:

– Checklist những Cái RẤT quan trọng -> PHẢI học

– Checklist những cái ít quan trọng (khó ra trong đề thi) -> CẤM học

Vài Câu hỏi VÍ DỤ khác:

Còn phương án khác để giải Tích phân này không? Làm xong Đồ án này không?

Còn cách nào khác để học MÔN HỌC này? Ngành này không?

Còn cách nào khác để ra trường lương 10 triệu? 15 triệu? 20 triệu? Còn NGÀNH nào khác tốt hơn không?

Còn việc LÀM THÊM nào khác tốt hơn không?

Còn cách khác để đạt HỌC BỔNG, VỚI ÍT NỖ LỰC hơn không?

Có nhất thiết phải tìm việc qua CV? Còn phương án nào khác không? Networking trực tiếp với giám đốc trong 1 buổi Networking? Hay “pull marketing” qua Linkedin?

Có nhất thiết phải làm LUẬN VĂN theo đề tài này? Đề tài khác được không?

3. Consequences – WHAT-IF: CÂU HỎI HỆ QUẢ

Khi đã hiểu MỤC ĐÍCH (Why) để làm gì đó, và TỰ NHẬN THỨC được rằng ta có nhiều LỰA CHỌN hơn (What else), ta nên tìm ra phương án tối ưu bằng câu hỏi What-if (Nếu…thì)

WHAT IF

Nếu làm điều này thì có sao không? Những hệ quả của hành động này là gì? Cái giá phải trả? Phần thưởng nhận được?

Với giả định A thì vấn đề này sẽ ra sao? Có những kịch bản hoặc kết quả nào có thể xảy ra? Trong ngắn hạn và dài hạn?

Mình đang không chắc chắn về những điều gì? (uncertainties) Loại bỏ chúng thế nào?

Rủi ro lớn nhất là gì? Những mức độ nào có thể xảy ra? XÁC SUẤT xảy ra cao cỡ nào với từng MỨC ĐỘ? Có thể sửa chữa sai lầm không? Làm sao để hạn chế rủi ro (URL: Fear-setting)

Nếu chỉ (What-if ONLY) trong thời hạn X ngày/tháng (hoặc nguồn lực nào khác) thì sẽ làm gì? “ONLY” là từ khóa quan trọng

WHY NOT – ASSUMPTIONS

“Learn the rules like a pro and play like an artist” ??

“Hãy học nguyên tắc và phá vỡ chúng” – Đạt Lai Đạt Ma

Einstein nghĩ ra được E=mc2 là vì: Nguyên tắc của các thiên tài là PHÁ VỠ các nguyên tắc.

Luôn có những giả định ngầm (in-built assumption) mà đôi khi chả có lý do nào cả. Hoặc đôi khi có lý do, thì ta vẫn có thể break được nếu đủ điều kiện nào đó.

Có trường hợp ngoại lệ nào chưa? Đó là ai/cái gì? Tại sao họ làm được? Họ có USP gì?

Làm sao để gặp họ? Hỏi họ cái gì? Mình có gì give back? (xem thêm video Networking)

Nếu không có ngoại lệ thì có thể đàm phán được không? Xin phép mà không vi phạm đạo đức và pháp luật?

Ai là người đã làm được mục tiêu mình muốn (xuất phát điểm gần giống mình hiện tại)?

Ví dụ 1: GPA HACK

Tôi thấy việc 8.0 các môn Đại học không khó. Tôi đến BẢNG VÀNG của khoa (Thống kê những người cao điểm nhất của mỗi khoá), hẹn gặp tất cả ngưòi trong cái bảng vàng đó rồi hỏi vài câu đại loại như: “Nếu thời gian quay trở lại, anh/chị học môn A, và chỉ có 3 ngày, thì làm sao để anh chị học được 9.0?? Anh/chị sẽ học gì và KHÔNG học cái gì? (câu hỏi What-if only)

Bonus: một số môn học tôi chỉ cần mất 3 ngày để đạt được 8.0/10, nhưng có thể mất cả học kỳ để được 9.0/10. 3 ngày là thời lượng 20/80

Ví dụ 2: Phần mềm Petrel

Tương tự, tôi networking để được tham gia những buổi networking của các công ty dầu khí. Tôi gặp các anh chị trưởng phòng các công ty ĐA QUỐC GIA và hỏi: “Phần mềm DUY NHẤT nào, mà tất cả các công ty dầu khí đều sử dụng và làm sao để học phần mềm đó???”.

Thế là, tôi cày nát phần mềm Petrel, phần mềm 20/80 nhất của cái ngành này. Kết quả: cuối năm 2, tôi đi dạy cách dùng phần mềm này cho các “bạn” khóa trên

Phần mềm Petrel, phần mềm 20/80 của Dầu Khí. Ảnh tôi đang thực tập tại tập đoàn Idemitsu của Nhật

Và tất nhiên, miễn là bạn không vi phạm đạo đức và pháp luật thì chả sao cả.

Họ cười bạn. Rồi, chính họ ghen tị. Chính họ tiếc vì đã không làm.

REALITY – EVIDENCE

Dữ kiện ta thu nhận có chính xác không?

A => B chứ có B  => A được không?

Ai/Công cụ/nguồn thông tin ta truy cứu có đáng tin cậy không?

VÍ DỤ:

(updating…)

LEVERAGE

Mình tận dụng được gì cái mình CÓ SẴN? Kỹ năng? Mối quan hệ?

Mình đang làm cái tạo ra giá trị dài hạn và tích lũy (compound interest) hay chỉ làm những việc “quan trọng lặt vặt” (Blog: Bận rộn ảo)

(updating…)

Vài câu hỏi ví dụ:

Tại sao lại không? Nếu… ? Nếu….?

NẾU ta thực tập, từ năm 2 đại học, THÌ sao? Năm 1 luôn thì sao? Ai sẽ nhận mình thực tập? Làm sao để họ nhận? HỌ CẦN GÌ? Ta có gì? Ta phải build thêm cái gì

Nếu, ta nghỉ học thêm môn này, thì sao? Điểm thấp hơn một chút thì sao?

Nếu, ta không chép bài trên lớp, thì sao? Ai trách ta?

Nếu, ta trốn học môn này, thì sao? Cắt đi 10% điểm chuyên cần luôn thì sao? Thời gian tiết kiệm được ta sẽ làm được gì khác?

Nếu, ta HỌC CHUI môn này, thì sao? Ta khát khao học tập thì sao? Làm sao để giảng viên cho ta vào nghe học ké?

Nếu, ta học môn Thạc sĩ, khi còn năm 2, thì sao? Điều kiện cần là gì? Có chắc vậy không? Có NGOẠI LỆ nào không? Tôi là TIỀN LỆ được không? Tại sao KHÔNG?

Tại sao lại không? Nếu… ? Nếu….?

Gặp trực tiếp ông Giám đốc công ty dầu khí để nộp CV luôn

Nộp học bổng Eramus+ bậc thạc sĩ luôn?

Nhập học trễ 1 tháng? Why not? Thế làm sao để làm được

Đi Indo mà vẫn pass môn học/thực tập/đồ án? Why not? Sao để làm được

Tranh thủ đi 20+ nước Châu Âu luôn? Why not? Làm sao để làm được

Tại sao lại không? Nếu… ? Nếu….?

Còn gì nữa KHÔOOOOONG???

Nếu, ta PHẢI học phần mềm này trong 20h ĐỂ làm được việc cho sếp, thì ta học gì? Và tạm BỎ QUA cái gì?

Nếu, ta chỉ được chọn 5 người bạn Đại học để chơi, THÌ ta chọn ai? Tại sao? Đức tính/Phẩm chất nào ta sẽ chọn? Vì sao?

Nếu, ta chỉ được làm việc 2h/ngày cho dự án LÀM THÊM này, THÌ ta sẽ làm gì? Và không làm gì? Nhờ vả ai? Thuê ai? Xin ai? Cái gì? Lúc nào? Quy trình? Làm ở đâu thì tốt nhất?

Nếu, ta chỉ có 3 tháng, thay vì 4 năm để học ngành này, thì ta học gì? Bao nhiêu là VỪA ĐỦ? 20/80 là bao nhiêu? Phần nào? ở đâu? Học từ ai? Tại sao?

Nếu, ta chỉ đủ thời gian để apply 1 học bổng Đại học, thì ta apply học bổng nào?

Nếu, ta chỉ có 3 ý chính viết vào SoP (statement of purpose), thì ta viết gì? Tại sao? họ cần người giỏi hay người phù hợp? Người phù hợp hay người họ “khoái” nhất? Mình dạng nào? Tại sao? Những Ai đã đậu học bổng này rồi? tại sao họ đậu? Họ giống nhau ở những điểm nào?

Tại sao lại không? Nếu… ? Nếu….?

Còn gì nữa KHÔOOOOONG???

Cái 20/80 ta đã làm là gì? Tại sao? BAO GIỜ thì làm được? Bây giờ được không? tại sao KHÔNG?

Nếu ta chỉ làm/học được Quân Domino DUY NHẤT, THÌ ta sẽ làm gì để đạt được nhiều hơn ở tuổi trẻ với cùng nỗ lực?

Nếu ta tìm Mentor, THÌ ai là người tốt nhất? Vì sao?

Nếu, ta được chọn lại từ đầu khi học cấp 3, ta sẽ làm gì? Học Tiếng Anh và chơi thể thao ư? Và không làm gì? Bớt học toán và Hóa lại ư? Bớt chơi cái gì? Chơi nhiều hơn cái gì? Có người yêu không? yêu bé A luôn? Hay nhận lời Crush luôn? Dẹp luôn cái gì? Không nhận lời cái gì?

Tại sao? cách nào khác? Nếu… thì?

Thế nếu được CHỌN LẠI từ ngày khai giảng năm 1 Đại học, thì ta làm gì? Và DẸP luôn cái “trò” gì?

Nếu, 5 NĂM SAU, ta nghĩ lại và hối tiếc, ta sẽ tiếc nuối điều gì về tuổi 20 của mình? Sẽ biết ơn điều gì? biết ơn ai? Tại sao? Vì điều gì? Ta hạnh phúc vì đã làm gì?

KẾT LUẬN

“Cuộc sống không chiêm nghiệm thì không đáng sống”_Socrates_

“Đánh giá một người bằng những câu hỏi của anh ta hơn là những câu trả lời” – Pierre-Marc-Gaston

Câu hỏi quan trọng hơn câu trả lời.

Tuổi trẻ, là chuỗi những CHỌN LỰA. Chúng ta, TỰ DO, hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.

Hãy cẩn thận với LỐI MÒN tư duy, mà hầu hết, là một nhóm người khác, áp đặt lên.

Hãy cẩn thận, với tâm lý bầy đàn (herd effect)

Khi đang hùa theo số đông, hãy khựng lại và tự hỏi: “Vì sao? Có chắc ĐÚNG? Có cách nào KHÁC tốt hơn không? Nếu …. Thì…? Tại sao lại không”

Làm sao để làm được??

“HOW TO DO” thì tốt hơn là “possible or impossible”

Hãy Thực sự hiểu cái ta CẦN.

VIẾT ra các câu hỏi. VIẾT RA tất cả các ý tưởng dù điên rồ.

Và trong 10 ý tưởng điên, mình DÁM làm 3, và thành công 1, thì đã tạo bước ngoặc lớn cho mình rồi.

Hãy nghuệch ngoạc.

Trong mớ hỗn độn đó, sẽ có 1 viên ngọc quý

Làm cho bạn bừng tỉnh.

Và có thể, nhờ MAY MẮN nữa, cuộc đời bạn lật sang trang mới.

Giống như tôi, nộp học bổng ERASMUS+ dù không đủ điều kiện công bố trên website. Học bổng bậc Thạc sĩ mà tôi chưa có bằng Đại học Và lúc đó tôi chỉ có 2 ngày để làm tất cả hồ sơ

Xem đoạn video ở dưới để hiểu thêm

Người bạn cùng phòng ký túc xá ngày ấy (giờ là trợ lý chủ tịch một tập đoàn rất lớn), luôn nhắc lại: “Hồi đó giá gì tao nghe lời mày nộp hồ sơ luôn Thịnh à”

Ừ, đúng. Đúng là tôi có may mắn. Và tôi có CHUẨN BỊ cho may mắn đến.

Và tôi vô tình đánh thức “thiên tài” ngủ quên trong mình.

Tôi cầu chúc bạn, vững tin vào nội lực ngủ quên bên trong mình.

Kỷ luật thực hành Journal mỗi ngày. Tối nay dành ra 2 giờ để viết đi. Viết nhiều vào

Và hãy nhớ, điều quan trọng hơn là: dám thử nghiệm.

Và HÀNH ĐỘNG. Chỉ có hành động mới vượt qua nỗi sợ

“THẦN MAY MẮN luôn ủng hộ NGƯỜI DŨNG CẢM”

Cầu chúc bạn luôn gặp may mắn trong cuộc sống

Thân mến,

TIM VŨ.

Sài Gòn, 08/09/2022 (Nhân dịp Sinh nhật một người vô cùng quan trọng)

P/s: Vào ngày cuối đời, người ta thường TIẾC vì đã KHÔNG làm gì hơn là đã làm gì?

Còn bạn, bạn SẼ, TIẾC, vì đã KHÔNG LÀM điều gì?

P/s: Hãy xem thêm các bài viết khác về Journaling, công cụ tốt nhất để Socrates!

Hoặc theo dõi Tim trên Facebook (dù Tim ít online lém!).

*Link facebook post bên dưới*


18 thoughts on “Phương pháp truy vấn Socrates của các THIÊN TÀI

  1. Quốc Thành says:

    Nếu chỉ chọn 3 kỹ năng quan trọng nhất giúp anh từ con số 0 trở thành người như ngày hôm nay, thì đó là những yếu tố nào? (Xếp thứ tự nếu có thể)
    Cảm ơn anh!

  2. Brucelee says:

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ rất hay! Tôi muốn hỏi thêm 1 số câu hỏi sau: muốn đặt câu hỏi tự truy vấn, câu hỏi đúng để phát triển bản thân thì phải làm như thế nào? Phải học từ ai? Phải đọc từ những cuốn sách nào? Và điều cốt lõi nhất bạn rút ra được với phương pháp truy vấn của Socrates để hướng dẫn cho người khác thực hành tự vấn là như thế nào? Vì các ví dụ bạn đưa ra có thể chỉ phù hợp với khả năng, điều kiện của bạn, chưa chắc đã phù hợp với người khác! Tks

    • Tim Vũ says:

      cám ơn câu hỏi khá sâu của bạn. Mình trả lời sơ bộ là:
      – Để đặt câu hỏi đúng thì bạn nên học đọc sách và notes lại các câu hỏi hay của họ. Sách nào hay thì chắc mình sẽ sớm có 1 bài blog nè.
      – điều quan trọng nhất là bạn đặt câu hỏi cho mình mỗi ngày, tốt nhất là viết ra trong Journal
      – ví dụ thì mỗi người thì khác nhau, nhưng cách áp dụng 3 câu hỏi socrates nêu trong bài thì vẫn vậy. Hiện tại, khi tự vấn cho các khía cạnh và tình huống cao cấp hơn nhiều, mình vẫn áp dụng các câu hỏi này.

      Mong bạn đúc kết được gì đó hữu ích, cho các vấn đề của mình nghen.

  3. Nga says:

    8/9/2024, blog của anh tròn 2 năm nhưng mà giá trị của bài viết anh mang lại thực sự RẤT hay luôn á anh ơi, từ khi biết đến anh, em chỉ mới bắt đầu tập viết journal gần 2 tháng, em rất là biết ơn khi anh chia sẻ, cũng như ytb đề xuất video của anh với hữu duyên sao e nhấp vô xem xém nữa là e bỏ qua cái video đầu tiên khi e biết đến anh (video về 20/80) chắc mấy chục năm nữa blog này vẫn mang đến giá trị cho ai đó! Em cám ơn anh nhiều về những blog của anh ạ! Chúc anh buổi tối vui vẻ, nhiều sức khỏe ạ!

  4. Huyền Trang says:

    Cảm ơn bạn Tim Vũ nhé! Mình học được từ bài viết của bạn rất nhiều! Mình sẽ học hỏi và ứng dụng những kiến thức của bạn vào từng khía cạnh cuộc sống để mọi thứ tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *