Học nhanh Tiếng Anh

Bài blog này đúc kết cách học Tiếng Anh mà năm xưa Tim dày công nghiên cứu

Nó hiệu quả ko chỉ với Tim, mà còn Nhiều độc giả khác như bạn.

Tim chúc nó cũng hiệu quả với bạn

1. Tư duy đúng

Vấn đề muôn thuở của Giáo dục là học xong thì ra thực tế không áp dụng được (Transfer trouble).

Phần lớn chúng ta học Tiếng Anh không thành công

Là vì học SAI. (nghe Podcast này để hiểu hơn)

Là vì học chưa đủ SÂU.

Học ngoại ngữ, 1 kỹ năng Động

cần MUSCLE MEMORY

chứ ko phải chỉ biết, chỉ hiểu, chỉ nhớ sơ sơ

Chưa đủ thành phản xạ

Ví dụ: Học trong trường thì học câu từ khó, ngữ pháp phức tạp. Ra ngoài kia, người ta hỏi cái gì xong “rặn” 3-5 giây mới trả lời được.

Nghe thì rất chi là hàn lâm, nhưng cái họ CẦN là TỐC ĐỘ PHẢN XẠ.

Vậy thì, ta sẽ học từ và ngữ pháp vừa phải, nhưng học nó đủ SÂU, để rồi ta phản xạ ĐỦ NHANH cho ĐÚNG với MỨC ĐỘ SỬ DỤNG THỰC TẾ (Usage level).

Lúc TIm đi du học

Thấy sinh viên Châu Âu nói Tiếng Anh cách bình thường dù ko phải tiếng mẹ đẻ

dù ko quá “nỗ lực”

Vì họ ko “nỗ lực” học Tiếng Anh như 1 môn học ở các năm phổ thông

Hầu hết sinh viên Việt Nam thông minh (về Toán – Logic) nhưng đa số không giỏi Tiếng Anh (giao tiếp) vì cứ nghĩ Tiếng Anh như môn Toán.

Tiếng Anh là ngoại ngữ, ko phải “môn Anh Văn”

Nó khác Toán Cao Cấp.

Toán cần phải SUY LUẬN LOGIC, các công thức. Trường hợp A phải dùng công thức X, A1’ phải dùng ngữ pháp Y3 gì gì đó.

NGOẠI NGỮ cần CHẤP NHẬN (accept) SỰ KHÁC BIỆT

và PRACTICE, dù SAI (ít)

Repetition.

Lập lại đủ số lần để Lượng → Chất.

chấp nhận sự khác biệt giữa 2 ngôn ngữ: phát âm âm cuối, cách phát âm “lộn xộn” (NOT phonetic).

Học cách THÍCH nó.

Bởi vì: information + emotion = long-term memory

Bằng cách học đúng cách, theo cơ chế tự nhiên của não bộ (Neuro-science)

Bài Blog này sẽ đào sâu cách ứng dụng Công thức FAST vào việc học Tiếng Anh

2. FOCUS (20/80)

2.1 Pronunciation

Phát âm hay là cái tạo ấn tượng đầu tiên

Người ta nghe bạn PHát âm hay

thì theo Halo effect

Họ nghĩ bạn Nói Tiếng ANh giỏi

Nên: học phát âm CHUẨN từ đầu là cái 20/80

Mà cái 20/80 để học Tiếng Anh đúng là sự khác biệt giữa 2 ngôn ngữ

Ví dụ 2 âm /ch/ vs. /tr/ thì không có sự khác biệt với người nước ngoài.

(họ ko phân biệt được từ “che” & “tre” của Tiếng VIệt)

3 khác biệt cơ bản:

  • Last sound: (phụ âm > nguyên âm). Vd: quai -> white wine whine wife
  • sound: R (đầu, cuối, giữa-blend), /th/,… -> vd: STRESS đọc là /s tR e ssss/. Trump đọc là /tRâm/
  • trọng âm & nối âm. “yes, I am” & “here it is” (/t/ → /d/)

Câu thực hành phát âm 20/80 là: “There were three patterns over here”

Tài liệu: Pronunciation WorkshopAmerican Spoken English

Hãy học phát âm bằng cách Build MUSCLE Memory

khác biệt hóa (differentiate) từng âm

phóng đại các cách phát âm, để trí nhớ cơ bắp ghim nhanh hơn

Hãy nói thật chậm. Speak AS SLOWLY AS YOU CAN.

Yên tâm là khi nói thật mình sẽ nói tự nhiên và không có lố lăng như khi học đâu ^^

2.2 (Spoken) Grammar

bạn biết vì sao bạn thích xem video và đọc blog của Tim ko?

vì Tim nói đơn giản. Tim cắt chữ liên tục. thậm chí bỏ luôn chủ ngữ

Vì “đơn giản là tốt đẹp”

Đa số con người, thích trình bày và dạy người khác sự phức tạp, để tỏ ra thông minh

Thế là nhiều người dạy mớ grammar phức tạp. (Đọc blog Socrates thì hiểu phần nào)

Lúc trước, Tim chỉ (chủ động) học ngữ pháp cơ bản nhất

là dư để giao tiếp phản xạ VÀ DẠY chuyên ngành Đại học bằng English rồi

(Tất nhiên, các grammar trung cấp mình sẽ thấm dần 1 cách tự nhiên)

Học trước 4 thì căn bản: hiện tại/quá khứ/tương lai đơn, hiện tại tiếp diễn, hoàn thành tiếp diễn.

(cả 3 thể khẳng định, phủ định & câu hỏi)

Học thêm vài giới từ cơ bản như in, on, at (cho thời gian và địa điểm) và to, for, with, by (cho mục đích và phương tiện).

Học cách kết hợp các trợ động từ(be, do, have, can, will, should) với đại từ và 4 thì

Thêm and, but, or, because, so

Chứng đó đủ bạn diễn đạt 80-90% giao tiếp hàng ngày cách TRÔI CHẢY rồi

Các ngữ pháp nhỏ lẻ khác như mệnh đề If-then, từ loại, cụm động từ,… thì tích lũy dần

ngữ pháp trung cấp & cao cấp sau trong quyển “Understanding and Using English grammar

Hãy nhớ: mấy cái grammar cần thiết, như liệt kê ở trên, thì basic.

Nhưng để học cho thành phản xạ thì cần “feeling” cái grammar,

THÔNG QUA câu chuyện.

Chẳng hạn: đọc/nghe cùng 1 context nhưng ở cả 4 thì căn bản

2.3 Vocabulary

Có khi nào bạn có thể đọc hiểu được 1 từ, nhưng không bao giờ NGHE được trong thực tế không?

Vì từ vựng đó của bạn chỉ thuộc vòng tròn “reading”, chứ ko phải “Listening”

Hãy xem “Vocabulary Circles” bên dưới

có 3 vòng tròn từ vựng của bạn

  • Read: rộng nhất, vì cấp 3 bạn đã học từ vựng khá nhiều rồi. CƠ mà đây là từ vựng Passive. Từ vựng “chết”
  • Listening: nhỏ -> that’s why bạn “biết từ đó nhưng không nghe ra”, dù là bài thi TOEIC hay giao tiếp với người khác
  • Speak & Write (output): rất nhỏ -> That’s why bạn rất rất khó giao tiếp được, hoặc rặn vài giây mới ra được vài câu

Từ vựng bạn đọc được luôn nhiều hơn các nhóm khác nhiều

Reading > Listening > Write & Speak

Để học giao tiếp, hãy transfer các từ vựng đã biết, đã đọc hiểu (Reading) sang vòng tròn Listening,

rồi từ Listening chuyển sang SPeak & Write (từ vựng chủ động)

để rồi bạn XÀI được (OUTPUT), một cách CHỦ ĐỘNG (ACTIVE) những cái bạn biết sơ sơ (trong vòng tròn Reading)

Dần dần, vốn từ vựng của bạn sẽ dần trở thành vòng tròn sau:

Để chuyển đổi vòng tròn thành công, hãy nhớ quy tắc:

Tần suất quan trọng hơn số lượng.

Hãy học ít từ vựng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần.

SIMPLE (Words/Grammar) + HIGH FREQUENCY

FOCUS vào từ vựng 20/80

(Link: 1000 most common words )

Isolated practice, Topic-related in SIMPLE Material (relevant level).

Tài liệu: hãy chọn tài liệu mà bạn thích, tập trung từng Topic 1 để thông tin (từ vựng) dễ cố kết (Consolidate) hơn.

Chêm từ Tiếng Anh vào Tiếng Việt, tăng dần lên cho từng chủ đề

(Nhớ ngủ ĐÚNG để não dễ consolidate nữa)

Quy tắc chọn tài liệu (Material) luôn là: Relevant FIRST. Funny SECOND.

Khi bạn đã lên trình độ B1, thì hãy Học chuyên ngành bằng Tiếng Anh để nâng lên level B2

==> Hãy làm sao mà vòng tròn màu đỏ (Write & Speak) của bạn thành thạo 1000 từ bên trên

-> Tương ứng Listening của bạn khoảng 1500-2000 từ, Reading ~ 2500-3000 từ, thì xem như bạn thành thạo English trong cuộc sống hằng ngày rồi nè 😉

Lưu ý: Thời gian đầu ko nên dùng Spaced Repetition (app ANKI/Quizlet). Đạt level B1 thì có thể.

3. ASSOCIATE

Thế thì học Từ vựng & Ngữ pháp trên đây làm sao hiệu quả nhất?

(deep) Practice as usage with associative (simulated) contexts

3.1 Context

Hãy Luôn học từ với ngữ cảnh (CONTEXT)

Học dùng trộn lẫn từ Tiếng Anh và Tiếng Việt, như cách Tim đang làm đây :)))

Học bằng CỤM TỪ, câu ví dụ

đặc biệt là các câu CẢM THÁN vì nó dễ dùng và có nhiều cảm xúc

  • It’s over here! Here you are.
  • I don’t know.
  • Oh my gosh!

Có thể tạo Mindmap của từ vựng theo từng chủ đề, để xem các từ đó link vs nhau ra sao.

Khi học 1 từ, hãy tra thử từ đó trên GG Image xem có hình của nó ko? để mình tưởng tượng ra thực tế mình dùng nó trong hoàn cảnh nào?

vd: từ Kiss. tra ra hình bên dưới. Thế là hãy nghĩ tới cảnh bạn hôn mối tình đầu của bạn hồi cấp 3 😀

Nó gọi là word association. Cao cấp hơn là kỹ thuật mnemonic (hôm nào Tim làm video cho bạn nhé)

Nguồn: Dân Việt

3.2 RELATABLE

CHÁN là cơ chế tự nhiên của não

nên hãy MAKE IT FUN.

Nên học qua xem phim là 1 cách khá hay. vd: trong 1 tập của phim Friends: 1 nhân vật trong phim Friends nói “Spray” và Tim nhớ mãi từ này vì nó mắc cười

Again: information + emotion = long-term memory

Nguồn: Independent

Nhà ngôn ngữ học Dr. Stephen Krashen cũng khuyến nghị hãy đọc & nghe những tài liệu mà mình thích thú. Khi mình hiểu phần lớn những nội dung mình đang tiếp thu, thì mình đang học những từ mới xuất hiện trong bài đọc/bài nghe đó

Mình hiểu thông qua “feeling” cái ngữ cảnh (context), chứ không phải qua hiểu (understand)

Bạn đọc HIỂU >90% nội dung mà bạn quan tâm, bạn thích,..

thì từ vựng sẽ được nạp cách tự động. Nhớ rất lâu.

Bạn “feeling” từ vựng bằng chính nó, chứ ko cần DỊCH RA nữa!

Con số tối ưu nhất là 95%, nghĩa là có khoảng 4-5% từ vựng mà ta không biết.

nó cũng gần giống với kỹ thuật vào FLOW state.

3.3 Active

Nhiều người bảo xem phim là cách học hay, xong cái xem hoài, dù không hiểu

Rồi nghe tin tức bằng Tiếng Anh nữa. Kiểu học thụ động ý

Học thụ động thì chất lượng việc học chỉ bằng khoảng 10-20% học chủ động

-> thế tốt nhất là đi chơi, tập gym/cầu lông, để tái tạo attention mà về còn muốn học chủ động tiếp thì tốt hơn

Dùng ngay, càng nhiều càng tốt. Dùng chêm vào với Tiếng Việt cũng được (Chấp nhận được để bạn học từ vựng thời gian đầu)

VÍ dụ:

Không phải trẻ con nữa, đừng bị động để có event tới với mình (kèm với từ vựng đó).

Chủ động tạo ra event

Vd: bạn học các từ vựng trong nhà, chỉ và gọi tên mọi đồ vật xung quanh nhà để liên kết hình ảnh 3D của đồ vật và từ vựng mới học

-> Bạn “feeling” từ vựng bằng chính nó, chứ ko cần DỊCH RA nữa!

4. Systems

Để áp dụng những nguyên tắc ở trên cách hiệu quả.

Thì đây TIm khuyến nghị phân bổ tỷ trọng thời gian (%) học cho từng kỹ năng như sau, theo 2 trình độ đang học

SkillsReadingListeningSpeakingWriting
elementary (A1 → A2):50%30%10%10% (Dictation)
Intermediate (A2 → B1):30%30%20%20% (Essay, Sop)

Ví dụ, bạn đi làm full-time, bạn chỉ dành ra buổi tối (2h/ngày) và cuối tuần (8h/ngày) để học, tổng bạn có 2 * 5 + 8*2 = 26h, trừ hao thì bạn còn khoảng 20h học đi.

Và bạn đang trình độ A1 thì nên phân bổ thời gian học từng kỹ năng như sau

ReadingListeningSpeakingWriting
10h6h2h2h

4.1. READING

Đọc càng nhiều càng tốt tài liệu ở level của mình, nghĩa là có 5-10% từ vựng mới đối với mình

VÀ mình hiểu đại ý của tài liệu đó.

theo SÁCH POWER OF READING, là hiểu 95% các ý trong tài liệu đó

Mục tiêu là ĐỌC HIỂU luôn mà KHÔNG phải dịch thầm sang Tiếng Việt nữa.

Vì nếu bạn còn suy nghĩ trong Tiếng Việt, rồi dịch cái ý nó ra Tiếng Anh, thì đằng trời bạn mới giao tiếp trôi chảy được.

Vì bạn suy nghĩ, thì bạn chậm. Chậm thì cơ chế não tiết hoocmon làm mình sợ, tự ti,…

Đó.

Nên 1 cách đơn giản để UN-LEARN cái não ko dịch Tiếng Việt nữa là đọc nhiều (và dễ)

Khi đọc nhiều quyển rồi thì nâng dần mức độ khó lên.

Hãy bắt đầu trước với tài liệu truyện tranh có hình ảnh

hoặc các Video có hình minh họa đi kèm

Đọc các câu chuyện ý nghĩa, thú vị và gần gũi với tuổi thơ

Đọc One piece; Doraemon; Pokemon; Slum Dunk bằng Tiếng anh chẳng hạn

Đọc và enjoy.

Nếu đọc vẫn khó quá thì đọc truyện nào đó dễ hơn, chẳng hạn các truyện trong Oxford

Khi học lên trình độ B1 rồi, thì bắt đầu đọc các slide/sách chuyên ngành Đại học bằng Tiếng Anh

học MOOC Course trên MIT opencourseware hoặc Crash course trên Youtube

hoặc sách tâm lý/kỹ năng bằng Tiếng anh đơn giản như “Đắc Nhân Tâm”

và xem các phim tài liệu đọc chậm chậm, như phim “Our Planet” trên Netflix

Trong khi đọc, có thể tra từ vựng nếu cần. Từ điển Anh-Anh thì tốt hơn Anh-Việt

Lưu ý là ko ráng nhớ từ vựng

Nếu cần thì làm bài Quiz bằng ANKI để test lại các từ vựng đã đọc.

Vì theo các nghiên cứu Neuro-science, Quiz/Test giúp mình nhớ tốt hơn là Review.

That’s why là Tim thích giải đề để “học ít GPA cao”.

4.2. Listening

Trong kỹ năng nghe, Tim lại khuyến nghị phân bổ mini-task với tỷ trọng thời gian (%) như sau (tính theo tuần), theo 2 trình độ đang học

Mini-task (%)Read & ListenShadowingDictationConversationEnjoy
elementary (A1 → A2):3020202010
Intermediate (A2 → B1):1020302020

Như ví dụ:, bạn đi làm full-time, level A1, có 20h để học ENglish/tuần, dành ra 6h để luyện LIstening, thì

Read & ListenShadowingDictationConversationEnjoy
~1h45′~1h15′~1h15′~1h15′~30′

Read & Listen

Bạn hãy tìm file NGHE của chính những cái tài liệu mà bạn đã & đang đọc

Đọc và nghe cùng 1 lúc sẽ giúp tai bạn thính hơn

phát âm của các từ vựng đó được ghim vào đầu bạn cách tự nhiên

Shadowing

Hãy đọc nhái lại các cụm/từ/câu 20/80 trong bài nghe & đọc đó của bạn

Những câu bạn thấy

  • khó nhớ
  • khó nghe ra
  • cảm thán

Dictations

Chọn ra 1 vài đoạn hay để Chép chính tả.

Chép 1 lần xong thì xem scripts, phân tích, đánh dấu, để chép lại lần 2 & lần 3

Phân tích xem mình sai ở đâu, chỗ nào nghe ko ra, chỗ nào nghe nhầm, chỗ nào mình sai ngữ pháp, sai ngữ pháp gì

được thì nhờ ai đó sửa bài và cho mình biết mình nên cải thiện như thế nào

Đoạn nghe dài tầm 2′ thôi, để bạn chép cho khỏi ngán 😉 đoạn nghe 2′ là chép cả gần 1h rồi :)))

Hoặc chọn các tài liệu đọc chậm như VOA Learning English

Chép được rồi thì nâng trình lên chép Ted Talk luôn.

Chép Ted Talk thì Đặc biệt hữu ích khi luyện IELTS.

mà nhớ là chọn ra vài phút chép thôi nhé, ko thì chép hoaoi2 ko hết đou :)))

Conversation

Tìm người nước ngoài để giao tiếp Tiếng Anh thực sự

Enjoy (Passive)

Hãy tắm Tiếng Anh, với những lúc bạn ko còn attention để học chủ động được nữa

Xem phim Tiếng ANh, nghe nhạc Tiếng Anh, whatever,…

làm gì cũng dc với Tiếng Anh, miễn là bạn thích

Nghe English có caption tiếng Việt (app EJOY)

Phim thì có 2 bộ friends, Big Bang cũng hay (lưu ý: 16+ và có thể không hợp vs văn hóa Việt!)

4.3. Speaking

Nếu có cơ hội, hãy giao tiếp với người nước ngoài từ những ngày đầu tiên

Nếu chưa tự tin, thì hãy bắt đầu bằng việc tự luyện.

là chọn các bài hội thoại đơn giản để học thuộc lòng

Học thuộc và nói những bài hội thoại hữu dụng, đơn giản nhất (MVP/Smallest useful conversations).

….

Éc. học thuộc lòng thì sao mà phản xạ tự nhiên được

Nói nó có khô cứng và bài vở quá không?

à, tất nhiên là có

nhưng tạm thời là vậy, để mình nói được cái đã

nâng trình lên dần thì dần flexible sau

Hãy tập nói rồi Thu âm lại.

In ra bài nghe ở trên, nghe lại bài nói của mình và ĐÁNH DẤU CHỖ PHÁT ÂM chưa chuẩn.

Lặp đi lặp lại những chỗ sai nhiều hơn.

Xem cái lưỡi mình đặt đúng chỗ chưa, lên giọng, xuống giọng cần chỉnh sửa thế nào nữa không?

Tốt nhất là quay 1 cái video self-talk và gửi cho ai đó có chuyên môn góp ý

tự tin lên rồi thì tìm người nước ngoài mà bắn Tiếng Anh

Tới quán cafe có Tây như Master Cup quận 7

hoặc làm Free Tour cho họ ở thành phố bạn đang sống

Hoặc làm host Couchsurfing

Tập nói lâu dần được thì hãy học cách suy nghĩ bằng Tiếng Anh luôn

Nó sẽ giúp mình build phản xạ lên nhanh cực kỳ ^^

4.4 Writing

Hãy Viết lại những gì đã đọc. Viết riết thì tạo phản xạ tự nhiên về ngữ pháp mà không cần phải suy nghĩ nhiều về nó trong khi viết.

Viết riết thì chắc chắn sẽ không viết “She are doing…” được.

Hãy tận dụng chức năng nhận diện lỗi từ vựng trong Microsoft Office Words/GG Docs

Hoặc cài ứng dụng Grammarly (Chrome Extension) để mỗi lần viết mail được sửa chỗ sai

Lên trình rồi thì tìm các bài luận học bổng mẫu rồi chép theo.

PHân tích cấu trúc bài viết để viết được các bài tương tự cho mình, với câu chuyện cá nhân của mình

Hoặc viết bài rồi đưa ai đó IELTS Writing > 7.5 để sửa

(Tài liệu cho bạn nào muốn săn học bổng. Xem chi tiết ở blog “cách Tim săn 9 học bổng”)

5. Timely Feedbacks

Quy tắc quan trọng trong kỹ thuật học nhanh là vòng phản hồi (Feedback Loop).

Học SAI thì cần người góp ý/phản hồi (feedback) NGAY LẬP TỨC cho chính xác

Học sai, lâu dần, thì nguy hiểm.

Ta cần phải tự nhận thức (Self-awareness) được lỗi sai của mình.

Tốt nhất là có ai đó tương tác trực tiếp và phản hồi những lỗi sai ấy.

Nếu bạn học giao tiếp, hãy giao tiếp 1-2 buổi/tuần với giáo viên/người nước ngoài

Nếu học IELTS, hãy gửi bài Writing cho giáo viên chấm 2-3 lần/tuần.

Nếu bạn muốn học giao tiếp Tiếng Anh NHANH, thì đây là điều quan trọng nhất.

Cần có người SỬA LỖI cho bạn, nhất là PHÁT ÂM

Họ cũng là người giúp bạn giữ kỷ luật & kiên trì học TIếng Anh nữa.

6. Tiếng Anh chuyên ngành

Sau khi học Tiếng ANh nền tảng xong, thì hãy bắt tay vào học Tiếng Anh chuyên ngành.

Hoặc học thi IELTS/TOEIC gì đó.

thì đây là vài kinh nghiệm của Tim

Bước 1: Tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật

  • Bộ Technical English của Longman & Longman Business English

Bước 2: Petroleum English (MOOC: Lecture → Notes)

  • Tài liệu: Oxford English for [careers] + [tên chuyên ngành]
    • Ví dụ: : Oxford English for finance, : Oxford English for careers Tourism

vd: english-for-marketing-and-advertising

Bước 3: Slide bài giảng của môn cơ sở ngành (môn chuyên ngành căn bản nhất) có SONG NGỮ. Đọc hiểu Tiếng Việt rồi thì xem Tiếng Anh từ đó là gì. Tham khảo nghĩa từ chuyên ngành bằng Glossary of terms (Vd: Oilfield Glossary) VÀ từ điển chuyên ngành (phần mềm Lạc Việt có từ điển từng chuyên ngành nữa nha)

Bước 4: Video hoạt hình (animation) về ngành mình trên Youtube

*Mẹo: crash course, introduction, fundamental, foundation of [career]

Bước 5: Đọc quyển sách chuyên ngành tham khảo căn bản nhất, thường là tài liệu tham khảo (reference) của môn ở bước 4. Theo quy tắc Reading ở trên, đọc sách môn đó bằng Tiếng Việt rồi thì giờ đọc qua Tiếng Anh sẽ dễ nắm đại ý hơn. Bỏ qua những từ vựng quá khó mà tập trung vào ý nghĩa/đại ý của các đoạn văn.

  • Hỏi sách từ thầy dạy môn đó, hoặc search google hoặc mượn trong thư viện, hoặc xin các anh chị khóa trên.
  • Đọc sách KHÔNG PHẢI NATIVE SPEAKERS VIẾT.

Bước 6: Sách introduction “HẸP” hơn

Ví dụ: Introduction to Drilling engineer

Bước 7: Scientific papers

Về cách ôn thi IELTS/TOEIC, chắc hôm nào Tim viết 1 bài chi tiết sau. Vì TIm học lâu quá rồi ko nhớ :)))

LỜI KẾT

Tiếng ANh thì thiêng liêng và thú vị

Nếu bạn chưa đạt trình độ B2, Tiếng ANh có lẽ là 1 trong những quân Domino bạn cần đánh đổ

Thời đại này mà ko bik Tiếng Anh thì thôi rồi.

Basic skill để hòa nhập xã hội,

thích ứng thời đại 4.0

để đi làm, để trưởng thành

để khám phá thế giới

Nếu bạn chưa giỏi, Hãy học nó ngay bây giờ

Bằng cách xem kỹ, take note bài Blog này thật kỹ

và áp dụng nó.

Còn nếu bạn muốn có người học cùng, được feedback liên tục, nhắc nhở học mỗi ngày,

để học nhanh hơn 2-3 lần so với tự học

thì hãy tham gia nhóm học kèm Tiếng Anh với Tim

Thân mến,

Tim Vũ

Sài Gòn, Chủ nhật 24.03.2024

35 thoughts on “Học nhanh Tiếng Anh

  1. Sam says:

    Anh Tim mới viết hôm nay luôn. Em vào bình luận đầu tiên. Cách học này chắc cũng áp dụng cho mọi ngôn ngữ lun.

    Em đang học tiếng Nhật. 😉 mà mãi cứ bập bẹ.

    Anh ôi em có 1 câu hỏi là nếu mình định hướng làm thông dịch viên thì chắc mình k học theo kiểu ko dịch ra tiếng việt được, hay suy nghĩ bằng tiếng Anh được. Mình sẽ cần phải dịch ra. Thế thì phải chấp nhận phản xạ sẽ chậm hơn. Anh nghĩ sao ạ?

    Chúc anh Tim một ngày vui vẻ!

    • Tim Vũ says:

      đúng r e. cách tiếp nhận ngôn ngữ của não thì gần như giống nhau 99% với tất cả ngôn ngữ mà. e muốn làm thông dịch viên, thì e càng phải KHÔNG dịch ra trong đầu, để e hiểu, e “feeling” cái ý người ta, rồi e dịch ra cái ngôn ngữ tiếp theo e muốn theo cái hiểu của e. Quá trình này hoàn toàn ko phải là dịch ra đâu nè.
      mong giải đáp của a đúng ý e cần hihi

  2. happii says:

    Cảm ơn anh về bài viết chi tiết này ạ! Em có thắc mắc là khi coi phim hay youtube tiếng anh thì mình nên tắt caption đi hay nên bật caption tiếng anh vậy ạ.
    Em hiện tại có thể nói ở mức ổn nhưng về kỹ năng nghe người bản xứ nói vẫn còn bị yếu, nhiều khi họ nói xong một câu nào đó nhưng em không nắm được context ý chính họ muốn truyền tải để mà trả lời đúng ý

    • Tim Vũ says:

      Trình độ e chưa tốt lắm thì nên bật captions lên để vừa đọc vừa nghe. Khi level ổn rồi thì tắt đi và nghe bằng “tai”, và dựa trên context của bộ phim để hiểu nội dung mà họ đang nói.

      Còn khi giao tiếp, thường thì người ta không nói nhanh như phim, mà em không nắm được context, thì có lẽ do 2 lý do:
      1/ em học phát âm chưa chính xác, dẫn tới e nghe không ra được. Đặc biệt là các cụm từ hoặc câu đọc nối, hoặc/và dùng giọng Mỹ (âm /d/ thay cho /t/), hoặc/và bị đọc lướt. Ví dụ: Here it is thì ngta đọc đại loại là: “hia ri đi zzz”
      -> Khắc phục: e học phát âm lại từ đầu cho chuẩn. Đôi khi mình thấy dễ qúa ko thèm làm, cơ mà chính như thế mình mới ko improve dc phát âm chuẩn đó. Nhờ ai đó sửa phát âm giùm cho thì càng tốt.

      2/ Có thể đơn giản là do kỹ năng nghe của e chưa tốt thui :3
      -> Khắc phục: e có thể practice nhiều kỹ năng nghe hơn như a đã viết trong BLog nha ^^

  3. Toàn says:

    Nếu học theo pp này, với tài liệu trong blog anh viết ạ. Thì có mấy sách Cam for Ilets mình có nên học thêm ko anh. Hay có thể bỏ đi ạ. Nếu đc cho e xin tên sách để e luyện thi đc ko ạ. Tại e cũng đang tự học . Em cám ơn anh

  4. Khách says:

    Thật sự rất biết ơn Anh Tim Vũ vì bài viết này nói chung và tất cả các bài viết khác nói riêng.
    Cảm ơn Anh rất nhiều, sắp tới có thể em sẽ tham gia lớp tiếng Anh giao tiếp của Anh.
    Anh ơi, Anh có thể ra bài này sớm được không ạ em hóng quá “Về cách ôn thi IELTS/TOEIC, chắc hôm nào Tim viết 1 bài chi tiết sau. Vì TIm học lâu quá rồi ko nhớ :)))”

  5. Tuấn Hùng says:

    Thật sự rất biết ơn Anh Tim Vũ vì bài viết này nói chung và tất cả các bài viết khác nói riêng.
    Cảm ơn Anh rất nhiều, sắp tới có thể em sẽ tham gia lớp tiếng Anh giao tiếp của Anh.
    Anh ơi, Anh có thể ra bài này sớm được không ạ em hóng quá “Về cách ôn thi IELTS/TOEIC, chắc hôm nào Tim viết 1 bài chi tiết sau. Vì TIm học lâu quá rồi ko nhớ :)))”

  6. Thái says:

    Anh ơi cho e hỏi là e học môn vật lí có nền tảng tạm ổn, môn Tiếng anh e mất gốc mà sao này e tính học công nghệ thông tin thì nên chọn ngành nào để thi ạ

  7. Thái says:

    Anh ơi cho e hỏi là e học môn vật lí có nền tảng tạm ổn, môn Tiếng anh e mất gốc mà sao này e tính học công nghệ thông tin thì nên chọn ngành nào để thi THPTQG ạ

    • Tim Vũ says:

      nếu là e thì a thi khối a1, 3 môn toán – lý -anh. ngày xưa a cũng thi a1.

      Tiếng Anh lấy gốc trong 6 thang ko khó, nếu e tập trung đủ nhiều. e đọc thêm blog timvu.vn/tieng-anh của a để biết cách lấy gốc nghen

  8. Long says:

    anh Tim Vũ ơi,cho em hỏi là đa số từ ngữ 20/80 trên thì luôn có rất nhiều nghĩa và sử dụng trong nhiều ngữ cảnh thông dụng khác nhau thì ta cần luyện tập ntn ạ.Học hết hay chọn 1,2 nghĩa cơ bản của 1 từ,luyện tập thành thạo rồi qua nghĩa mới ạ

      • Long says:

        Dạ,ý em là 1 từ thì có nhiều cách sử dụng khác nhau và mang nhiều nghĩa khác nhau trong nhiều tình huống ấy ạ.Thì mình nên ưu tiên sử dụng nghĩa common nhất để đạt đến trình độ b1 đúng ko anh?
        Em cảm ơn anh rất nhiều đã trả lời câu hỏi của em ạ

  9. cv says:

    anh ơi em có một số thắc mắc :
    trước kia em xem vài blog về tiếng anh của anh thì được hiểu là học giao tiếp trước thì học tiếng anh chuyên ngành sau,có nghĩa là tập trung vào nghe và nói chuẩn phải không ạ?hay học giao tiếp cũng cần 4 kĩ năng
    .Nhưng trong blog này khi phải xác định mình ở trình độ nào(em đọc ở mục 4) và phân chia trong 4 kĩ năng thì phần đọc nhiều hơn vậy thì làm sao giao tiếp tốt khi mà đọc nhiều được ạ?em tưởng là ở trình độ cơ bản là phải tập trung vào giao tiếp thì phải là nghe và nói chứ ạ?

    tiếng anh nền tảng là ở trình độ nào ạ?

    em hiểu sao đoạn này phải không ạ?

    vậy là học theo kiểu giao tiếp rồi đến chuyên ngành hay học theo kiểu trình độ a1 a2 ạ?

    • Tim Vũ says:

      A giải đáp em sơ bộ là:
      1/ học tiếng anh giao tiếp thì cần học cả 4 kỹ năng. Tiếng Anh là ngôn ngữ. Theo neuro-science, ngôn ngữ cần được process thông qua nhiều giác quan và format.
      Nó giống như việc em đang đọc, thật ra là em đang đọc thầm trong đầu. Nên đang đọc thì giống như đang nghe. Đang nghe thì giống như đang nói (tiềm thức đang bắt chước để tạo phản xạ)

      2/ “garbage in garbage out”. e ko nghe và đọc tốt thì ko nói tốt được. input tốt thì mới có output tốt.
      Mặc dù cái KPI mình muốn là nghe hiểu nhanh, nói trôi chảy và tự tin.

      3/ tiếng anh nền tảng ý a là lấy gốc (foundation) về mặt từ vựng & ngữ pháp.

      4/ học theo kiểu giao tiếp rồi đến chuyên ngành hay học theo kiểu trình độ a1 a2 ạ?
      a1 và a2 là chuẩn đánh giá dựa trên tiêu chuẩn CEFR, ko phải kiểu học

      Học giao tiếp trước rồi học tiếng anh chuyên ngành, rồi học TOEIC/IELTS thì sẽ được cả 3.
      học sai lộ trình, thì chỉ được 1-2 trong cả 3 cái thôi.

      Hãy tư duy theo quy tắc DOMINO

      Mong em hiểu đầy đủ để học Tiếng Anh tốt nghen ^^

  10. Nguyễn Minh Anh says:

    Học phát âm từ a đến z thì học như thế nào ạ (cơ bản đến nâng cao) và a có thể đưa link tài liệu phát âm dạng pdf và video để e có thể học đc không bởi vì trên mạng có nhiều tài liệu quá e ko biết chọn cái nào.

    • Nguyễn Minh Anh says:

      À mà cả cách học ngữ pháp và cả từ vựng nữa và tài liệu học những cái ngữ pháp và cả từ vựng dạng file mềm pdf
      có video hướng dẫn chi tiết cả ngữ pháp lẫn từ vựng
      e học ngữ pháp và từ vụng trên app simpler có ổn ko v ạ

        • Nguyễn Minh Anh says:

          vì e mất gốc
          và cần có 2 cái tài liệu phát âm như trên phải ko ạ như pronunciation workshop và american spoke english, e nên học cái nào trc v nhưng mà nó toàn ghi bằng tiếng Anh thì làm sao có thể hiểu đc cahs phát âm, đọc tiếng anh . do đó a có tài liệu bẳng tiêng viet để học cho dễ và cả video từ a đến z về phát âm thêm cả ngữ pháp từ cơ bản đến cao cấp nữa nha a

  11. Nguyễn Minh Anh says:

    tài liêu file mêm về ngữ pháp lẫn phát âm và việt hóa nhé a kèm video dạy cách phát âm và cả ngữ pháp lẫn từ vựng cơ bản nhất đến nâng cao luôn. e phải học đc cái cơ bản nhất của tiếng anh trước đã
    mong a gửi tl cho e:<>>

  12. Nguyễn Minh Anh says:

    tài liêu file mêm về ngữ pháp lẫn phát âm và việt hóa nhé a kèm video dạy cách phát âm và cả ngữ pháp lẫn từ vựng cơ bản nhất đến nâng cao luôn. e phải học đc cái cơ bản nhất của tiếng anh trước đã
    mong a gửi tl cho e:<>>
    mong a reply

  13. Nguyễn Minh Anh says:

    e nên học phát âm trên tài liệu pronunciation wordshop hay american spoke english trc hay chỉ học 1 cái tài liệu thôi hay là cả hai cùng 1 lúc v và có bản tl như trên dạy phát âm từ a đễn z (cơ bản đến khó hơn) vietsub ko ạ.

  14. Hồ Linh says:

    Anh đã có bài viết về cách ôn thi IELTS chưa vậy ạ, em hóng quá.
    Anh ơi, nếu muốn học từ trình độ B1->B2 thì chia phần trăm các kĩ năng như thế nào vậy ạ.
    Em cảm ơn anh ạ.

  15. HANH says:

    Tình cờ bắt gặp chia sẻ của anh trên youtube, mò vào đây đọc thì thấy hay quá, ít ai chia sẻ kỹ và chi tiết như anh, giúp người học sai lâu năm như em thấy được con đường mới. Chúc anh nhiều sức khỏe để chia sẻ thêm với cộng đồng nhé. Thank you so much.

  16. Bích Trâm says:

    Anh ơi, các tài liệu trên bài viết của anh em đã tìm nhưng không thấy anh có thể cho em biết có thể tìm và mua những tài liệu này ở đâu không ạ ? em cảm ơn anh nhiều ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *